Đá mặt trời - bí quyết giúp người Viking thống trị mặt biển suốt hơn ba thế kỷ

Nhờ vào việc nắm rõ mặt biển như lòng bàn tay, họ đã tung hoành ngang dọc vùng biển Bắc Đại Tây Dương và tạo ra vô số các chiến tích lừng lẫy...

Vừa là những nghệ nhân đã tạo ra vô số những con thuyền kỳ vĩ, vừa là những thủy thủ đã bôn ba qua biết bao sóng gió, họ, người Viking đã cai trị vùng biển Bắc Đại Tây Dương từ năm 900 đến 1200. Họ thường du hành hàng trăm dặm trên mặt biển, mở rộng lãnh thổ đến hai thuộc địa ở Iceland và Greenland.

Vào những ngày trời quang đãng, người dân Viking sử dụng hướng của mặt trời để định hướng lái buồm. Nhưng còn những ngày âm u nhiều mây, khi không còn nhìn thấy mặt trời, thuyền của người Viking xác định phương hướng như thế nào? Đây vẫn là câu hỏi bí ẩn đối với các nhà khoa học.

Đá mặt trời - bí quyết giúp người Viking thống trị mặt biển suốt hơn ba thế kỷ
Người Viking sử dụng các khối pha lê, mà họ gọi là đá mặt trời, để tìm hướng đi trong thời tiết khắc nghiệt

Gần đây, hai nhà nghiên cứu người Hungary đã sử dụng các mô phỏng điện tử để chứng minh một giả thuyết đã có từ lâu cho rằng, người Viking sử dụng các khối pha lê, mà họ gọi là đá mặt trời, để tìm hướng đi trong thời tiết khắc nghiệt, một phương pháp định hướng khiến họ trở thành vua của biển cả trong suốt ba thế kỷ.

Hòn đá mặt trời này cũng được nhắc đến trong một số tác phẩm nghệ thuật cổ đại, mà điển hình là bài thơ “Chiến công của vị vua Olaf”. Vào năm 1967, trên tạp chí Washington Post, một nhà khảo cổ học người Đan Mạch cho rằng người Viking đã đi theo con đường vạch ra nhờ những hòn đá mặt trời.

Đá mặt trời hoạt động dựa trên một hiện tượng gọi là nguyên lý khử cực. Khi ánh sáng mặt trời đâm xuyên qua bầu khí quyển, nó tạo nên các vòng khử cực, với mặt trời nằm ở tâm chính giữa. Nếu đặt đúng vị trí và góc độ, một vài loại đá tinh thể, như đá calcite, cordierite và tourmaline sẽ làm hiển thị rõ các vòng khử cực này, giúp dân đi biển tìm thấy mặt trời, cho dù là vào ngày nhiều mây che phủ.

Đá mặt trời - bí quyết giúp người Viking thống trị mặt biển suốt hơn ba thế kỷ
Đá mặt trời hoạt động dựa trên một hiện tượng gọi là nguyên lý khử cực.

Vào năm 2013, người ta tìm thấy một viên pha lê calcite mà người Viking gọi là Iceland spar trong vụ đắm tàu ở Anh từ thế kỷ 16. Có lẽ thủy thủ người Anh đã học được kỹ thuật định vị này từ những người tiền nhiệm của họ ở Bắc Âu. Nhưng vì không tìm thấy một hòn đá mặt trời nào trên hoặc gần khu vực xảy ra vụ đắm tàu, nên nhiều sử gia đã bác bỏ giả thuyết này và coi đó như là huyền thoại hơn là thực tế.

Tạp chí Royal Society Open Science đưa tin về nghiên cứu của Dénes Száz và Gábor Horváth từ Đại học Eötvös Loránd ở Budapest. Họ đã mô phỏng hàng ngàn chuyến đi của một tàu Viking từ một điểm duy nhất ở Na Uy đến một điểm duy nhất ở Greenland. Sau khi chạy mô phỏng khoảng 36.000 lần, họ thấy rằng, nếu các thủy thủ Viking sử dụng các tinh thể kordierite để định hướng mặt trời ba giờ một lần, thuyền của họ có thể định hướng chính xác tới 92,2% đến 100%.

Đá mặt trời - bí quyết giúp người Viking thống trị mặt biển suốt hơn ba thế kỷ
Tàu của người Viking.

Đó chỉ là trường hợp thuận lợi nhất. Nhưng tác giả nghiên cứu cũng thừa nhận kết quả của các lần mô phỏng khác nhau rất nhiều. Horváth trả lời phỏng vấn: "Không ai biết được, trên thực tế người Viking đã sử dụng phương pháp nào. Ngoài đá mặt trời, họ có thể dựa vào cách hướng buồm qua các hòn đảo quen thuộc, theo dõi các mô hình sóng và quan sát đường di chuyển của cá voi".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News