Đã tìm ra nguồn gốc thực sự của loài người?

Những điểm tương đồng trong bộ gene giữa người Neanderthal và người hiện đại nhiều khả năng là vì họ từng chia sẻ một tổ tiên chung chứ không phải do quá trình giao phối. Đó là nhận định được rút ra từ nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Đại học Cambridge.

Đã tìm ra nguồn gốc thực sự của loài người?
Bức ảnh mô tả khuôn mặt của người Neanderthal. (Ảnh: Mauro Cutrona)

Nguồn gốc con người hiện đại từ lâu đã trở thành đề tài khơi mào cho các cuộc tranh luận sôi nổi và dường như không có điểm dừng trong giới khoa học. Trước đây, nhiều ý kiến cho rằng nét giống nhau về ADN của 2 nhóm người riêng biệt này là kết quả của hành vi giao phối. Tuy nhiên, nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí PNAS lại đề xuất câu trả lời hoàn toàn khác.

Giải thích lý do tại sao người gốc châu Âu và châu Á chia sẻ từ 1 đến 4% bộ gene với người Neanderthal, các chuyên gia cho biết: xuất phát điểm của người Neanderthal và người hiện đại đều từ một tổ tiên chung từng sống khắp châu Phi và châu Âu khoảng nửa triệu năm trước. Nhưng sau đó, vào thời điểm cách đây 300.000 đến 350.000 năm, khu vực châu Âu và châu Phi dần trở nên tách biệt. Nhóm ở châu Âu phát triển thành người Neanderthal trong khi nhóm định cư ở châu Phi trở thành người hiện đại.

Giống như Neanderthal, người hiện đại ở bắc Phi (gần châu Âu) sẽ giữ lại nhiều đặc điểm ADN di truyền từ tổ tiên hơn so với những người anh em ở phía nam châu Phi. Khi người hiện đại mở rộng phạm vi sinh sống sang châu Âu và châu Á khoảng 60.000 đến 70.000 năm trước, họ đã mang theo cả những đặc điểm của tổ tiên mà người Neanderthal cũng có, gọi chung là ADN người thượng cổ.

Một nghiên cứu được tiến hành năm ngoái cũng cho thấy ngay cả khi có “chuyện ấy” xảy ra giữa người Neanderthal và người hiện đại thì chuyện mang thai rồi sinh con cũng rất khó thực hiện. Sử dụng mô hình máy tính dựa trên mức độ khác nhau của quá trình giao phối, các tác giả phát hiện ra tỷ lệ thành công sẽ ít hơn 2% trong mọi trường hợp.

Tham khảo: Livescience

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News