Đã xác định được nguyên nhân gây ra "hố tử thần" ở Hà Nội
Qua quá trình khảo sát địa chất, quan trắc..., Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã có đánh giá sơ bộ ban đầu về nguyên nhân gây ra "hố tử thần" ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội).
Tối ngày 13/4, trao đổi với PV, ông Đỗ Hoàng Anh Châu, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ (Hà Nội) cho biết, hiện UBND huyện Chương Mỹ đã bước đầu đưa ra đánh giá về nguyên nhân và đề xuất phương án khắc phục đối với "hố tử thần", xuất hiện tại xã Quảng Bị.
Toàn cảnh khu vực "hố tử thần" nuốt nhà dân ở huyện Chương Mỹ (Ảnh: Trần Thanh).
Cụ thể, theo kết quả do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam khảo sát, dọc tuyến đường và tuyến ngang đường, địa chất khu vực xảy ra sự cố biến đổi phức tạp. Địa chất có những biến đổi dị thường như xen kẹt lớp bùn bồi tích, túi bùn, túi khí, hang caster…
"Đánh giá sơ bộ về nguyên nhân sụt lún cho thấy, theo kết quả đo địa vật lý ngày 10/4, cùng với hiện trạng công trình, quan trắc bằng mắt thường từ 7/4 tới nay cho thấy, hố sụt lún tạo ra do khoan vào túi khí, làm bục thành, tạo ra hố sụt", ông Châu nói.
Cũng theo ông Châu, tuy Viện Khoa học Thủy lợi đã đưa ra phương án, nhưng về chuyên môn vẫn phải do Hội đồng thẩm định thông qua, sau đó huyện sẽ báo cáo các sở, ngành và xin chỉ đạo của thành phố trước khi triển khai.
Phương hướng khắc phục
Lực lượng chức năng cho biết, hố sụt lún tạo ra do khoan vào túi khí, làm bục thành, tạo ra hố sụt (Ảnh: Trần Thanh).
Từ nguyên nhân nói trên, phương án đề xuất khắc phục của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam gồm 6 bước gồm:
Dọn dẹp mặt bằng khu sụt lún; lấp đầy hố bằng những vật liệu phù hợp, dự kiến lớp dưới cùng bằng đá hộc dày 1m, tiếp đến là lớp base dày 1m và trên nữa là cát lèn chặt lấp đầy; khoan tạo lỗ để phụt vữa xi măng - bentoniter (hàm lượng 200kg xi măng + 50kg bentoniter), để lấp đầy các lỗ rỗng xung quanh khu vực sụt lún, cứng hóa khu vực sụt lún; trải vải địa kỹ thuật gia cố 2 lớp tăng cường phía trên vật liệu, lấp đầy hố sụt lún.
Tiếp đó, hoàn thành rãnh nước và các lớp mặt đường như ban đầu; tiến hành thử tải và quan trắc sau khi xử lý.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?
Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.
