Đại dịch suýt xóa sổ toàn bộ một quốc gia năm 1545

Các nhà khoa học tìm ra loại vi khuẩn có thể gây ra đại dịch cocoliztli ở đế quốc Aztec.

Các nhà khoa học nghiên cứu hài cốt của những bệnh nhân chết do đại dịch cocoliztli diễn ra cách đây hàng trăm năm và phát hiện dấu vết của vi khuẩn salmonella enteric, News.com.au hôm nay đưa tin.

Năm 1545, thảm kịch xảy đến với đế quốc Aztec thuộc lãnh thổ Mexico ngày nay. Hàng loạt người dân bắt đầu xuất hiện những triệu chứng như sốt cao, đau đầu, chảy máu từ mắt, miệng và mũi. Người nhiễm bệnh thường tử vong chỉ sau ba hoặc 4 ngày.

Đại dịch suýt xóa sổ toàn bộ một quốc gia năm 1545
Mexico trải qua nhiều thay đổi khi người châu Âu đến. (Ảnh: News.com.au).

Trong vòng 5 năm, đại dịch lấy đi mạng sống của khoảng 15 triệu người, xấp xỉ 80% dân số của đế quốc này. Người dân gọi căn bệnh này là cocoliztli, nghĩa là "bệnh dịch" trong tiếng Nahuatl mà người Aztec sử dụng.

Cocoliztli được coi là một trong những đại dịch chết chóc nhất lịch sử nhân loại, gần tương đương với đại dịch "Cái chết đen" lấy đi mạng sống của khoảng 25 triệu người ở phía tây châu Âu thế kỷ 14, nghĩa là khoảng một nửa dân số nơi này vào thời đó.

Khi đến châu Mỹ, người châu Âu mang theo những mầm bệnh mà người dân địa phương chưa từng gặp phải nên không thể miễn dịch. Đầu thế kỷ 16, dịch đậu mùa bùng phát đã giết chết 5 - 8 triệu người. Khoảng hai thập kỷ sau, đại dịch cocoliztli diễn ra tiếp tục khiến khoảng 15 triệu người tử vong. Đợt bùng phát cocoliztli lần thứ hai từ năm 1576 - 1578 giết chết khoảng một nửa số dân còn lại.

"Trong thành phố và thị trấn, người ta đào nhiều hào lớn. Từ sáng đến khi mặt trời lặn, các thầy tu liên tục mang thi thể đến và đặt xuống hào", nhà sử học Fray Juan de Torquemada miêu tả. Các bác sĩ thời đó cũng nhận định, triệu chứng của căn bệnh không khớp với những bệnh như sởi hay sốt rét.

"Đại dịch cocoliztli giai đoạn 1545 - 1550 là một trong những đại dịch ảnh hưởng tới Mexico sau khi người châu Âu đến. Đại dịch thứ hai trong ba đại dịch là khủng khiếp nhất và khiến nhiều người thiệt mạng nhất", nhà nghiên cứu Ashild Vagene tại Đại học Tuebingen, Đức, cho biết.

"Các nhà sử học tranh cãi về nguyên nhân gây ra dịch bệnh suốt hơn một thế kỷ. Giờ đây, chúng tôi có thể đưa ra bằng chứng trực tiếp qua việc sử dụng ADN để góp phần giải đáp vấn đề lịch sử tồn tại từ lâu này", bà nói.

Đại dịch suýt xóa sổ toàn bộ một quốc gia năm 1545
Cảnh tượng người Tây Ban Nha đến Mexico trong tranh minh họa thế kỷ 19. (Ảnh: Kurious).

Phân tích ADN từ 29 hài cốt chôn cất trong một nghĩa trang dành cho bệnh nhân mắc cocoliztli, các nhà khoa học phát hiện dấu vết của vi khuẩn salmonella enteric trên răng. Vi khuẩn này gây ra các bệnh đường ruột, ví dụ như thương hàn. Tuy nhiên, dạng vi khuẩn gây ra đại dịch khi đó hiếm khi khiến con người ngày nay nhiễm bệnh.

Nhiều dòng vi khuẩn salmonella lây lan qua thức ăn hoặc nước uống. Chúng có thể đã đến Aztec theo những động vật được thuần hóa mà người Tây Ban Nha đưa tới, nhóm nghiên cứu nhận định. Salmonella enterica xuất hiện ở châu Âu từ thời Trung cổ.

"Chúng tôi thử kiểm tra mọi loại vi khuẩn gây bệnh và virus ADN có dữ liệu gene. Salmonella enteric là mầm bệnh duy nhất được phát hiện", Alexander Herbig, đồng tác giả cuộc nghiên cứu, cho biết.

Tuy nhiên, cũng có khả năng còn một số mầm bệnh khác không thể phát hiện hoặc chưa được khoa học biết tới. "Chúng tôi không thể chắc chắn salmonella enteric là nguyên nhân gây ra đại dịch cocoliztli. Nhưng chúng tôi tin rằng nên coi loại vi khuẩn này là một ứng viên mạnh", Kirsten Bos, thành viên nhóm nghiên cứu, nhận xét.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện loài khủng long nhỏ bằng gà tây ở Australia

Phát hiện loài khủng long nhỏ bằng gà tây ở Australia

Trả lời CNN, Matthew Herne, nhà nghiên cứu cổ sinh vật học dẫn đầu công trình, cho biết xương khủng long từ Australia là rất hiếm.

Đăng ngày: 15/01/2018
Hải Dương: Phát hiện mộ cổ trong hang đá trên 3.000 năm tuổi, còn nhiều di cốt

Hải Dương: Phát hiện mộ cổ trong hang đá trên 3.000 năm tuổi, còn nhiều di cốt

Hang Dê nằm trong quần thể các núi đá, núi đất khu vực An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương thuộc huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, được Nhà nước công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Đăng ngày: 15/01/2018
Phát hiện loài dơi lớn từ hóa thạch 19 triệu năm

Phát hiện loài dơi lớn từ hóa thạch 19 triệu năm

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế, dẫn đầu bởi Đại học New South Wales, Australia phát hiện hóa thạch của một loài dơi khổng lồ mới ở thị trấn St Bathans, trên Đảo Nam, New Zealand.

Đăng ngày: 15/01/2018
Cổ mộ 3.000 năm có thể chứa kho báu của hoàng tử Scythia

Cổ mộ 3.000 năm có thể chứa kho báu của hoàng tử Scythia

Ngôi mộ mai táng cổ đại được cho thuộc về một hoàng tử của Scythia thế kỷ 9 trước Công nguyên được một nhà khảo cổ học người Thụy Sĩ Gino Caspari phát hiện.

Đăng ngày: 15/01/2018
Phòng ẩn trong Đại kim tự tháp có thể chứa ngai của pharaoh

Phòng ẩn trong Đại kim tự tháp có thể chứa ngai của pharaoh

Các nhà nghiên cứu thuộc dự án Scan Pyramids do Mehdi Tayoubi ở Viện Hipp, Paris, Pháp và Kunihiro Morishima ở Đại học Nagoya, Nhật Bản, phát hiện phòng trống lớn đầu tháng 11/2017.

Đăng ngày: 13/01/2018
Nhạc cụ cổ đại vẫn chơi tốt sau 1.700 năm

Nhạc cụ cổ đại vẫn chơi tốt sau 1.700 năm

Các nhà khảo cổ phát hiện một chiếc đàn môi tại khu vực dãy núi Altai, Nga, có thể phát ra âm thanh sau 1.700 năm, National Geographic hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 13/01/2018
Bí ẩn bao quanh chiếc rìu của người băng Otzi

Bí ẩn bao quanh chiếc rìu của người băng Otzi

Vào năm 1991, 2 nhà leo núi người Đức bất ngờ phát hiện một xác ướp được bảo quản nguyên vẹn trong băng và được đặt tên là người băng Otzi.

Đăng ngày: 12/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News