Đài thiên văn chụp được "thần chết màu tím" mắt người không nhìn thấy
Bầu trời trước mắt bạn có thể không yên ả như bạn đang trông thấy: Đài quan sát tia X Chandra và nhiều đài thiên văn khắp Trái đất vừa ghi lại hình ảnh ngoạn mục về các thần chết vũ trụ đang xé nát bầu trời trong ánh sáng màu tím huyền ảo.
Một trong số đó là R Aquarii, được nhìn thấy dưới ánh sáng màu tím của tia X với một phòng màu đỏ cam cận hồng ngoại bao quanh. Đó thức ra là một cặp sao bị nhốt trong vũ điệu tử thần, bao gồm một sao lùn trắng ("thây ma" của một ngôi sao vừa qua đời) đang "hút máu" của bạn đồng hành là một ngôi sao hấp hối - sao khổng lồ đỏ.
R Aquarii (trái), Cassiopeia A (phía trên bên phải) và Abell 2597 (phía dưới bên phải), những vật thể đang phát ra tia X dữ dội mà mắt người không nhìn thấy - (Ảnh: NASA/STScI/NRAO/VLA/CXC/SAO).
Bữa tiệc tàn khốc của sao lùn trắng đôi khi gây ra một vụ nổ nhiệt hạch cực lớn, bắn tung vật chất ra ngoài không gian và tạo nên tia X mê hoặc. Cặp sao này cách Trái đất 650 năm ánh sáng và nếu mắt bạn nhìn được tia X, bạn sẽ hoảng hốt khi thấy chúng.
Vật thể thứ 2 là Cassiopeia A, nằm cách chúng ta 11.000 năm ánh sáng, là một trong những vật thể được nghiên cứu kỹ lưỡng trong thiên hà chứa Trái đất Milky Way.
Tuy nhiên qua dữ liệu mới của Chandra, chúng ta mới thấy rõ tầm vóc của "quái vật" này. Đó là tàn dư của một siêu tân tinh, xuất hiện sau khi ngôi sao phát nổ thổi bay một lượng vật chất gồm lưu huỳnh nhiều gấp 10.000 lần tất cả lưu huỳnh trên Trái đất, silicon gấp 20.000 lần, sắt gấp 70.000 lần và oxy gấp 1 triệu lần tất cả oxy trên địa cầu chúng ta.
Ngoài ra còn có các vật thể đáng chú ý khác như PSR B2224+65, một ngôi sao chết bay cực nhanh và phun ra đuôi tia X khủng khiếp; hay Abell 2597, cụm sao cách chúng ta 1 tỉ năm ánh sáng....
Theo Science Alert, ngoài Chandra, các nhà khoa học từ NASA và nhiều đơn vị hợp tác đã sử dụng nhiều đài thiên văn khác với các công cụ quan sát tối tân để cho ra hình ảnh hoàn thiện nhất về các "thần chết" vũ trụ này.

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất
Các nhà khoa học Thụy Sĩ sử dụng công nghệ VR và kho dữ liệu thiên văn khổng lồ để mô phỏng vũ trụ 360 độ trong thời gian thực.

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
