Đài thiên văn Úc bắt được hàng ngàn tín hiệu vô tuyến từ thiên hà khác

ASKAP – kính viễn vọng vô tuyến mạnh mẽ đặt tại Úc – đã hướng về phía Đám mây Magellan Lớn và thu được các tín hiệu vô tuyến bất ngờ từ vùng vũ trụ lân cận.

Theo Science Alert, phát hiện thuộc khuôn khổ Dự án khoa học về Bản đồ Tiến hóa vũ trụ sơ khai. Theo nhà thiên văn học Clara Pennock từ Đại học Keele (Anh), thành viên nhóm nghiên cứu, ASKAP – kính viễn vọng vô tuyến có độ nhạy cao nhất trên thế giới hiện nay – đã đem về những dữ liệu cực sắc sảo, giúp tiết lộ hàng ngàn nguồn phát xạ vô tuyến chưa từng được biết đến trước đây.

Đài thiên văn Úc bắt được hàng ngàn tín hiệu vô tuyến từ thiên hà khác
Hệ thống ASKAP nơi đã phát hiện hàng ngàn tín hiệu vô tuyến lạ - (Ảnh: THE CONVERSATION).

ASKAP hướng tầm nhìn về phía Đám mây Magellan Lớn, thiên hà "hàng xóm" của thiên hà chứa Trái đất Milky Way, nhưng chủ yếu tập trung về những thiên hà cổ đại ở nơi rất xa, cách chúng ta hàng triệu đến hàng tỉ năm ánh sáng.

Các tín hiệu vô tuyến thu thập được khó lòng phát ra từ một nền văn minh ngoài Trái đất như chúng ta mong đợi, mà chủ yếu từ lỗ đen "quái vật" nằm ở trung tâm của các thiên hà xa xôi, hoặc một số vật thể thiên văn phát xạ vô tuyến cực mạnh khác, bao gồm các ngôi sao non trẻ, các tinh vân hành tinh hay các siêu tân tinh. Những tín hiệu vô tuyến đặc biệt này sẽ giúp giới thiên văn "nhìn" được vùng vũ trụ cực xa, từ đó vẽ nên bản đồ.

Nhóm khoa học gia dự định thu thập khoảng 50.000 nguồn vô tuyến từ phía sau Đám mây Magellan Lớn để phục vụ việc lập bản đồ. Đó sẽ là một bản đồ từ quá khứ, bởi nếu chúng ta nhìn thấy một thiên hà cách 1 tỉ năm ánh sáng, thì hình ảnh nhìn được đã thuộc về 1 tỉ năm trước. Cách nhìn này cũng giúp các nhà thiên văn hiểu thêm về vũ trụ sơ khai.

Đám mây Magellan Lớn thuộc dạng thiên hà lùn, nhỏ hơn chúng ta rất nhiều và ước tính sẽ va chạm với thiên hà Milky Way của chúng ta 2,4 tỉ năm tới. Tuy nhiên kết quả sẽ là bị Milky Way hấp thụ như ít nhất 16 "nạn nhân" trước đó.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện tiểu hành tinh quay nhanh nhất quanh Mặt trời

Phát hiện tiểu hành tinh quay nhanh nhất quanh Mặt trời

Tiểu hành tinh 2021 PH27 chỉ mất 113 ngày Trái Đất để hoàn thành một vòng quanh Mặt Trời.

Đăng ngày: 25/08/2021
Có bao nhiêu hành tinh bên ngoài Hệ Mặt trời?

Có bao nhiêu hành tinh bên ngoài Hệ Mặt trời?

Đây là một câu hỏi mà loài người đã băn khoăn hàng nghìn năm nay nhưng chưa có câu trả lời chính xác.

Đăng ngày: 24/08/2021
Có thể du hành thời gian bằng cách vượt qua tốc độ ánh sáng?

Có thể du hành thời gian bằng cách vượt qua tốc độ ánh sáng?

Câu hỏi về khả năng du hành thời gian đã khiến nhiều người phấn khích trong hàng trăm năm, truyền cảm hứng cho vô số cuốn sách và bộ phim viễn tưởng.

Đăng ngày: 24/08/2021
Kính viễn vọng không gian Hubble chụp ảnh

Kính viễn vọng không gian Hubble chụp ảnh "viên ngọc vũ trụ" cách 68 triệu năm ánh sáng

NASA hôm 20/8 công bố hình ảnh mới nhất của thiên hà xoắn ốc tuyệt đẹp có tên là NGC 1385, chụp bởi kính viễn vọng không gian Hubble.

Đăng ngày: 24/08/2021
Phi hành gia Trung Quốc đi bộ ngoài trạm Thiên Cung lần hai

Phi hành gia Trung Quốc đi bộ ngoài trạm Thiên Cung lần hai

Hai phi hành gia Trung Quốc tiến hành chuyến đi bộ không gian thứ hai hôm 20/8 nhằm lắp đặt hàng loạt thiết bị bao gồm bộ điều hòa nhiệt độ dự phòng.

Đăng ngày: 23/08/2021
NASA/ESA chụp được 2

NASA/ESA chụp được 2 "quái vật vũ trụ" bẻ cong không - thời gian

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA đã chụp được vòng tròn Einstein, một hiện tượng ngoạn mục của vũ trụ trong đó 2 thiên hà và 1 chuẩn tinh như nhân bản thành 6 nhờ bẻ cong không - thời gian.

Đăng ngày: 23/08/2021
Nhật thử nghiệm động cơ tên lửa kích nổ trong không gian

Nhật thử nghiệm động cơ tên lửa kích nổ trong không gian

Động cơ kích nổ quay tạo ra lực đẩy từ sóng xung kích tạo bởi quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu.

Đăng ngày: 22/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News