Đại thực bào có thể trở thành "vũ khí" diệt ung thư
Đại thực bào có thể là chìa khóa trong cuộc chiến ung thư, chúng ăn tế bào gây viêm và tiêu diệt mầm mống tế bào ung thư vừa xuất hiện.
Thời gian dài nghiên cứu, các nhà khoa học chưa thể trả lời một trong những câu hỏi lớn nhất về ung thư: "Vì sao căn bệnh hầu như chỉ nhắm vào những người trung niên hoặc cao tuổi". Trong những năm đầu tiên của cuộc đời, một người có nguy cơ tử vong vì tai nạn xe hơi cao gấp đôi so với ung thư. Tuy nhiên, con số thay đổi đột ngột khi họ bước vào độ tuổi trung niên. "Tình trạng viêm dẫn đến ung thư, 90% các loại ung thư xuất hiện sau tuổi 50", tiến sĩ James DeGregori, phó giám đốc Trung tâm Ung thư Đại học Colorado, cho biết.
Nhiều giả thuyết đã được đưa ra cho nguyên nhân cơ thể không còn tự ngăn chặn được ung thư sau tuổi 50. Một số người cho rằng tổn thương tế bào tích tụ, số khác nhận định hệ thống miễn dịch mất đi một phần sức mạnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu những năm gần đây đã tìm ra thủ phạm khác thúc đẩy ung thư là viêm, cụ thể hơn là tác nhân gây viêm.
"Đây là yếu tố mới được xem xét kỹ lưỡng trong quá trình lão hóa, góp phần làm tăng khả năng mắc ung thư ở người lớn tuổi", tiến sĩ Brian Brown, giám đốc Viện nghiên cứu Icahn Genomics tại Đại học Mount Sinai, cho biết.
Về bản chất, viêm là hiện tượng tốt, một phần của phản ứng miễn dịch, lý do khiến con người không bị nhiễm trùng. Khi cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch có thể chống lại nhiễm trùng và loại bỏ các tế bào ung thư, sau đó tự ngừng hoạt động. Nhưng điều này thay đổi khi con người già đi. Sau 40 tuổi, cơ thể khó giảm tình trạng viêm. Viêm mạn tính khiến hệ miễn dịch luôn trong trạng thái cảnh giác cao độ, do đó không thể phát hiện và tấn công tế bào ung thư hiệu quả.
Minh họa tế bào ung thư nhân lên trong cơ thể. (Ảnh: Adobe Stock)
Chìa khóa chống ung thư có thể là đại thực bào
Một trong những nghiên cứu hứa hẹn nhất về viêm và ung thư liên quan đến đại thực bào. Đây là những tế bào bạch cầu, có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy ung thư làm sản sinh thêm đại thực bào, ức chế tình trạng viêm và thúc đẩy khối u phát triển. Việc tìm ra cách kiểm soát và chuyển hướng đại thực bào có tác động sâu sắc đến ung thư, thậm chí lão hóa.
Yara Abdou, phó giáo sư ung thư tại Đại học North Carolina, đã khám phá ra cách để "đánh lừa đại thực bào nghĩ rằng ung thư là những tác nhân xâm lược từ bên ngoài". Họ tạo ra các đại thực bào nhận diện mục tiêu ung thư. Khi các đại thực bào tiếp xúc khối u, chúng ăn tế bào ung thư và tế bào gây viêm trong khối u, cho phép tế bào miễn dịch của bệnh nhân tấn công ung thư.
Nghiên cứu của các chuyên gia vẫn còn ở giai đoạn đầu, nhưng kết quả "rất hứa hẹn". "Chúng tôi đã tạo ra được đại thực bào từ bệnh nhân mắc ung thư tiến triển. Sau chỉ một liều đại thực bào, tổn thương ác tính đã co lại", phó giáo sư Abdou cho biết.
Nghiên cứu của các chuyên gia tập trung vào những bệnh nhân mắc ung thư vú, buồng trứng, thực quản, có thể mở rộng để điều trị các loại ung thư khác. Tiến sĩ Brown nhận định quá trình lão hóa và tình trạng viêm cũng có sự liên hệ nhất định. Việc tìm ra vai trò của tình trạng viêm trong các loại bệnh tuổi già nói chung không chỉ hiệu quả trong cuộc chiến với ung thư, nó còn có thể điều trị bệnh tim mạch, Alzheimer và viêm khớp.

Những dấu hiệu của bệnh ung thư gan
Dưới đây là 9 dấu hiệu ung thư gan giai đoạn đầu mà bạn cần lưu ý để tầm soát bệnh sớm.

Những thủ phạm gây ung thư thực quản bạn không ngờ tới
Việc tầm soát ung thư là yếu tố quan trọng để phòng ngừa và phát hiện sớm căn bệnh này, đặc biệt với những người có tiền sử viêm thực quản kéo dài, tuổi cao, béo phì, hút thuốc...

Phát hiện đột phá: 40% số ca ung thư có 1 điểm chung
Nghiên cứu mới cho thấy gần một nửa số ca mắc ung thư có 1 điểm chung, và điều này khiến nhiều chuyên gia lo ngại.

Thuốc đầu tiên chữa khỏi ung thư hoạt động thế nào?
Dostarlimab là loại thuốc ngăn chặn ảnh hưởng của tế bào ung thư lên hệ miễn dịch, khiến các tế bào miễn dịch tìm và tiêu diệt khối u hiệu quả.

Tìm ra lý do khiến ngày càng nhiều người trẻ bị ung thư
Nghiên cứu chỉ ra quá trình lão hóa sinh học sớm tỷ lệ thuận với bệnh nhân ung thư trẻ hóa.

Ngày 5/7: Cừu Dolly, con thú được nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới ra đời
Hôm nay 5/7 là kỉ niệm 20 năm ngày sinh của cừu Dolly, động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới (5/7/1996 - 5/7/2016). Dolly được tạo ra bởi Ian Wilmut và các cộng sự tại viện Roslin (Edinburgh, Scotland), lấy giống từ cừu Dorset của Phần Lan.
