Đám cưới ếch
Người dân sống trong một ngôi làng xa xôi ở Takhatpur, Ấn Độ vừa tổ chức lễ cưới cho cặp đôi ếch, để mong Thượng đế mang mưa đến.
Ngôi làng ở Ấn Độ đang đối mặt với tình trạng hạn hán nghiêm trọng, nên dân làng đã thực hiện nghi lễ cầu mưa cổ xưa: tổ chức đám cưới cho ếch. Hình ảnh là nghi lễ vợ chồng ếch hôn nhau thay lời thề trong ngày cưới.
Hầu hết dân làng, nhất là trẻ em thường háo hức tụ tập lại để xem đám cưới ếch.
Đôi ếch sẽ được dân làng rải bột màu da cam lên đầu và hoa sặc sỡ với một ngọn nến ở phía trước để chụp ảnh cưới. Một số địa phương ở Ấn Độ, ếch được coi là loài có sức mạnh đặc biệt vì nó có thể cảm nhận được trời mưa sắp đến.
Người phụ nữ Ấn Độ đang mặc trang phục truyền thống của đất nước này cho cặp đôi ếch trong lễ cưới, đó là chiếc áo choàng không tay màu đỏ và quấn khăn ở cổ.
Sau khi đám cưới kết thúc, tức là việc cầu nguyện vị thần mưa của dân làng hoàn thành, dân làng sẽ thả đôi vợ chồng ếch ở một dòng sông gần đó, để chúng tận hưởng tuần trăng mật.

Chiêm ngưỡng nghĩa địa tàu đắm ở tam giác quỷ Bermuda
Bermuda hay Tam giác quỷ không chỉ là khu vực bí ẩn bậc nhất thế giới, đây còn được coi là một bảo tàng lớn dưới mặt nước với hơn 300 xác tàu đắm lớn nhỏ.

Sự thay đổi khủng khiếp của Trái đất do biến đổi khí hậu
Những bức ảnh phần nào nói lên sự ảnh hưởng đáng sợ của biến đổi khí hậu tới cuộc sống trên Trái đất.

Những loài động vật nguy hiểm nhất hành tinh
Bạn cứ nghĩ rằng phải là hổ, báo hay cá mập... mới thưc sự là những loài vật nguy hiểm? Nhầm to nhé, những loài động vật dưới đây tuy bé nhỏ nhưng lại nằm trong top những loại động vật nguy hiểm đối với con người.

Tết Hà Nội xưa làm xao xuyến lòng người
Không khí ăn Tết ở Hà Nội cũng được lưu giữ và truyền lại qua bao thế hệ mà vẫn giữ được phong vị cổ truyền của ngày xưa.

12 di sản thiên nhiên độc đáo của thế giới
Đây là những nơi mang vẻ đẹp tự nhiên khác biệt, nằm trong danh sách Di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO, nhưng không phải bất kỳ du khách nào cũng biết đến những nơi này.

Ảnh cực hiếm về mậu dịch thời bao cấp ở Việt Nam
Kéo dài từ năm 1954 đến 1986 ở miền Bắc Việt Nam, nhưng dư âm của thời “bao cấp” vẫn còn đến những năm đầu thập niên 1990.
