Đám mây lạnh nhất thế giới xuất hiện trên Thái Bình Dương

Theo nghiên cứu mới được công bố, một đám mây dông hình thành trên Thái Bình Dương vào năm 2018 đã đạt đến nhiệt độ lạnh nhất từng được ghi nhận.

Đỉnh của đám mây bão đạt mức âm 111 độ C, lạnh hơn bất kỳ đám mây bão nào được đo trước đó.

Đám mây lạnh nhất thế giới xuất hiện trên Thái Bình Dương
Nhiệt độ sẽ giảm đi khoảng 7 độ C cho mỗi km nó tăng lên ở tầng bình lưu.

Những cơn bão, bão lốc xoáy nhiệt đới có độ cao có thể lên đến 18 km tính từ mặt đất. Bên cạnh độ cao, mức nhiệt độ mới được phát hiện trong đám mây bão này còn ở một mức độ khác vì đỉnh của đám mây bão lạnh hơn khoảng 30 độ C so với các đám mây bão điển hình.

Thông thường, các cơn bão thường lan rộng ra thành hình giống cái đe khi chúng lên đến đỉnh của tầng đối lưu, tầng thấp nhất của khí quyển Trái đất. Nhưng nếu một cơn bão có nhiều năng lượng, nó sẽ bắn vào lớp tiếp theo là tầng bình lưu. Hiện tượng này đẩy các đám mây bão lên độ cao rất lớn và nhiệt độ sẽ ở mức cực lạnh.

Tác giả của nghiên cứu, Simon Proud, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Quốc gia về Quan sát Trái đất từ Đại học Oxford cho biết nhiệt độ sẽ giảm đi khoảng 7 C cho mỗi km nó tăng lên ở tầng bình lưu. Nhưng cơn bão này đặc biệt cực đoan.

"Cơn bão này đạt được nhiệt độ chưa từng có, đẩy giới hạn của những gì mà các cảm biến vệ tinh hiện tại có thể đo được. Chúng tôi nhận thấy mức nhiệt độ thực sự lạnh này dường như đang trở nên phổ biến hơn", Proud cho hay.

Trong ba năm qua, các nhà khoa học đã ghi lại số lượng nhiệt độ cực lạnh trong các đám mây giống như trong 13 năm trước đó. Điều này rất quan trọng vì giông bão với những đám mây lạnh hơn có xu hướng cực đoan hơn, nguy hiểm hơn cho những người ở trên mặt đất do mưa đá, sét và gió.

Cơn bão đặc biệt này có thể được cung cấp năng lượng bởi sự kết hợp của nước rất ấm trong khu vực và gió di chuyển theo hướng đông. Tuy nhiên, không rõ tại sao nhiệt độ lạnh hơn trong các đám mây bão lại trở nên phổ biến hơn.

Proud lo ngại: "Chúng ta cần phải hiểu liệu sự gia tăng này là do khí hậu thay đổi hay là do điều kiện thời tiết tạo ra các đợt giông bão cực đoan trong vài năm qua".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhựa làm từ bột gỗ phân hủy trong 3 tháng

Nhựa làm từ bột gỗ phân hủy trong 3 tháng

Khi chôn xuống đất, loại nhựa sinh học mới nứt vỡ trong 2 tuần, sau đó phân hủy nhanh hơn nhiều so với nhựa truyền thống.

Đăng ngày: 30/03/2021
Mặt Trời chuyển màu xanh lam ở Trung Quốc

Mặt Trời chuyển màu xanh lam ở Trung Quốc

Trong chưa đầy một tuần, trận bão cát thứ hai đã đổ bộ vào Trung Quốc, khiến Mặt Trời chuyển màu xanh lam.

Đăng ngày: 30/03/2021
Bill Gates ủng hộ dự án làm mờ ánh Mặt trời

Bill Gates ủng hộ dự án làm mờ ánh Mặt trời

Theo Popular Mechanics, Bill Gates ủng hộ dự án nghiên cứu của Đại học Harvard nhằm giảm tác động từ ánh sáng Mặt trời.

Đăng ngày: 29/03/2021
Vi nhựa tạo ra vi khuẩn kháng kháng sinh

Vi nhựa tạo ra vi khuẩn kháng kháng sinh

Vi nhựa được coi là chất gây ô nhiễm đại dương và đường nước.

Đăng ngày: 26/03/2021
Băng tan có thể dẫn tới động đất gây siêu sóng thần

Băng tan có thể dẫn tới động đất gây siêu sóng thần

Các nhà khoa học Mỹ đã lập mô hình cho thấy sông băng tan với khối lượng lớn đã ảnh hưởng đến động đất gây siêu sóng thần ở vịnh Lituya (Alaska) năm 1958.

Đăng ngày: 25/03/2021
Hạn hán đe dọa hiện tượng

Hạn hán đe dọa hiện tượng "siêu nở hoa"

Hiện tượng hoa nở rộ vào mùa xuân ở một số khu vực trên sa mạc California đang trở nên hiếm hơn do biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 25/03/2021
Cảnh tượng độc đáo: Quầng sáng tròn xuất hiện quanh Mặt trăng

Cảnh tượng độc đáo: Quầng sáng tròn xuất hiện quanh Mặt trăng

Hào quang Mặt trăng rực sáng thực chất là ảo ảnh quang học hình thành khi ánh sáng bị các tinh thể băng trong mây khúc xạ.

Đăng ngày: 24/03/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News