Dám mò vào tổ, trăn kim cương chạy trối chết bởi những cú mổ như "búa bổ" của gà tây

Con trăn kim cương phải vội vã tháo chạy trước những đòn mổ túi bụi của gà tây bụi rậm ở trước nhà một cư dân tại bang New South Wales.


Gà tây bụi rậm đuổi thành công trăn kim cương. (Video: Kate Carruthers)

Kate Carruthers, cư dân ở Ranwick, New South Wales, ghi hình và chia sẻ video ghi lại cuộc đụng độ giữa gà tây bụi rậm và trăn kim cương trên mạng xã hội Twitter hôm 18/12. Theo Kate, nhiều khả năng con trăn đang tìm kiếm nơi làm tổ của gà tây. Gà trống thường góp nhặt những vật liệu hữu cơ thành đống lớn để tạo thành lồng ấp tự nhiên cho gà mái đẻ trứng. Ngoài tạo ra ụ đất, gà tây bụi rậm đực còn bảo vệ chiếc tổ khỏi động vật săn mồi cho tới khi trứng nở. Chúng thường mất vài tháng để xây xong tổ.

Dám mò vào tổ, trăn kim cương chạy trối chết bởi những cú mổ như búa bổ của gà tây
Con gà hung dữ mổ tới tấp cho tới khi kẻ thù bò đi xa.

Gà tây bụi rậm là loài phổ biến trong rừng mưa và bụi cỏ ở vùng ven biển phía đông Australia. Phạm vi sinh sống của chúng trùng lặp với trăn kim cương, loài trăn siết mồi lớn thường xuyên xuất hiện ở vùng ngoại ô. Dù trăn kim cương ưa chuộng động vật có vú nhỏ và thường săn mồi bằng cách phục kích, nó không phải đối thủ của gà tây bụi rậm. Trong video, con gà hung dữ mổ tới tấp cho tới khi kẻ thù bò đi xa.

Trăn kim cương (Morelia spilota spilota) là loài họ hàng gần của trăn thảm, có cơ thể màu đen cùng với họa tiết màu vàng và màu kem. Chúng có thể dài từ 2 đến 3 mét. Trăn kim cương sinh sống dọc vùng ven biển bang New South Wales tới khu vực đông nam bang Victoria. Giống như mọi loài trăn, chúng không có nọc độc. Trăn kim cương hoạt động mạnh nhất trong tháng 11 để tìm kiếm bạn tình và đẻ trứng. Đây là loài vật thường xuyên xuất hiện trong sân nhà dân để săn thức ăn tiềm năng như gia cầm, thỏ và lợn guinea.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thói quen ăn thịt làm tăng nguy cơ ung thư ở động vật có vú

Thói quen ăn thịt làm tăng nguy cơ ung thư ở động vật có vú

Kết quả từ cuộc nghiên cứu trên khoảng hơn 110.000 cá thể động vật có vú, các nhà khoa học đã có được cái nhìn rõ ràng và sâu sắc hơn về bệnh ung thư ở động vật có vú.

Đăng ngày: 04/01/2022
Hổ dữ lao ra tấn công người dân và diễn biến gay cấn phía sau

Hổ dữ lao ra tấn công người dân và diễn biến gay cấn phía sau

Bị xua đuổi, con hổ Bengal đã lao từ trong bụi rậm ra thẳng con thuyền và định tấn công những người có mặt trên thuyền.

Đăng ngày: 04/01/2022
Dòng sông nhuốm đỏ bởi hàng chục triệu sinh vật di cư từ biển vào, đây là sinh vật gì?

Dòng sông nhuốm đỏ bởi hàng chục triệu sinh vật di cư từ biển vào, đây là sinh vật gì?

Hàng trăm du khách đã bị thu hút bởi sự kiện lớn này.

Đăng ngày: 03/01/2022
Kỳ quái loài vật nhìn thì giống nhưng không phải cá sấu, đến chuyên gia cũng kinh ngạc

Kỳ quái loài vật nhìn thì giống nhưng không phải cá sấu, đến chuyên gia cũng kinh ngạc

Thằn lằn caiman dù có ngoại hình khá giống nhưng thực chất đây không phải là cá sấu. Đến nay các nhà khoa học vẫn không có nhiều thông tin về loài vật này.

Đăng ngày: 03/01/2022
Kỳ quái loài vật giống nhưng không phải cá sấu, đến chuyên gia cũng kinh ngạc

Kỳ quái loài vật giống nhưng không phải cá sấu, đến chuyên gia cũng kinh ngạc

Thằn lằn caiman dù có ngoại hình khá giống nhưng thực chất đây không phải là cá sấu. Đến nay các nhà khoa học vẫn không có nhiều thông tin về loài vật này.

Đăng ngày: 03/01/2022
Trăn

Trăn "khủng" tử chiến với hổ mang chúa và cái kết khó tin

Trăn cố gắng siết chết hổ mang chúa, trong khi con rắn cắm răng nanh vào cổ đối phương để tiêm nọc độc mạnh của mình.

Đăng ngày: 03/01/2022
Hổ mang chúa ăn thịt con mồi đen xì trong bụi rậm, thì ra đó là loài có độc, cực kỳ nguy hiểm

Hổ mang chúa ăn thịt con mồi đen xì trong bụi rậm, thì ra đó là loài có độc, cực kỳ nguy hiểm

Con rắn hổ mang chúa đã ăn thịt một con mồi cũng nguy hiểm không kém.

Đăng ngày: 03/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News