Dám tranh mồi với cá mập trắng, chim hải âu phải trả giá đắt
Chim hải âu phải trả giá bằng cả mạng sống do bất chấp ăn tranh thịt cá ngừ do công ty tour vứt xuống nước để thu hút cá mập trắng.
Con cá mập trắng lao lên khỏi mặt nước và ngoạm chết kẻ thù.
Khoảng 30 du khách tham gia thám hiểm lặn trong lồng ở vùng biển ngoài khơi cảng Lincoln, Nam Australia, hồi đầu tháng 6 có cơ hội chứng kiến cuộc tấn công. Con chim hải âu bám theo tàu của họ, tìm cách ăn đuôi cá ngừ do công ty tour Calypso Star Charters ném xuống nước để thu hút cá mập. Thợ lặn Ben Kessler ghi lại cảnh con cá mập trắng giận dữ tìm cách đuổi vị khách không mời đi xa.
Khi chim hải âu tiếp tục đeo bám, cá mập trắng lao lên khỏi mặt nước và ngoạm chết kẻ thù. Các du khách và thợ lặn la hét khi tận mắt trông thấy cá mập tóm gọn con chim, lôi nó xuống nước và bơi đi.
Theo Kessler, tín hiệu cảnh báo của cá mập trắng rất rõ ràng. Con cá mập xô vào chim hải âu hai lần, nhưng con chim bay trở lại sau một giờ. Cá mập thường tấn công kẻ xen vào bữa ăn của chúng. Đây là loài vật có tính chiếm hữu lãnh thổ cao và bất cứ thứ gì quấy rầy chúng đều trở thành mục tiêu.
Cá mập trắng là loài cá ăn thịt lớn nhất thế giới, có thể dài tới 6,4m và nặng 2.100kg. Chúng sinh sống ở các vùng biển ôn đới từ California tới Australia, Nam Phi, nơi có nhiều hải cẩu và sư tử biển, món ăn ưa thích của chúng.
Cá mập trắng tấn công kẻ tranh mồi.( Video: Instagram).

Quỷ Tasmania giết chết hàng nghìn con chim cánh cụt
Quỷ Tasmania - một loài thú có túi ăn thịt - được đưa đến đảo Maria, phía Đông Tasmania để bảo tồn số lượng, song chính chúng đã tàn phá khu hệ chim nơi đây.

Sinh vật cưỡi trên mảnh vỡ của siêu lục địa, phân tán khắp Trái đất
Nhện tarantula bám trụ trên mảnh vỡ của siêu lục địa Gondwana rồi phân tán tới nhiều khu vực trên Trái đất.

Phát hiện quần thể 1.300 con rắn sọc gần sân bay
Khu vực đầm lầy bao quanh sân bay quốc tế San Francisco (SFO) trở thành nơi ở của quần thể rắn sọc nguy cấp lớn nhất thế giới.

Loài cá "hóa thạch sống" mang thai suốt 5 năm
Loài cá cổ đại Coelacanth “sống chậm” với tuổi thọ lên tới một thế kỷ và thời gian mang thai 5 năm, theo kết quả một nghiên cứu mới.

Chú lợn "sống sót thần kì sau trận động đất năm 2008 ở Tứ Xuyên" chết già trong bảo tàng
Chú lợn sống sót sau trận động đất kinh hoàng hồi năm 2008 ở Tứ Xuyên đã chết đêm 16/6 tại một bảo tàng địa phương.

Gắn máy tính nhỏ nhất thế giới trên lưng một con ốc sên, phát hiện ra bí quyết sinh tồn độc đáo
Những chiếc máy tính siêu nhỏ này chỉ có kích thước 2x5x2 mm nhưng có thể giúp thu thập thông tin môi trường một cách hiệu quả.
