Thí nghiệm "làm chuột đực có thai" ở Trung Quốc gây phẫn nộ

Mạng xã hội Trung Quốc đang dậy sóng trước nghiên cứu về khả năng mang thai và sinh con của chuột đực, theo South China Morning Post.

Trong thí nghiệm, hai nhà nghiên cứu từ Đại học Quân y Hải quân Trung Quốc thực hiện phẫu thuật gắn một cá thể chuột đực và một cá thể chuột cái với nhau, khiến chúng có chung hệ tuần hoàn máu.

Tám tuần sau phẫu thuật ghép, nhóm nghiên cứu cấy tử cung của một con chuột cái thứ ba vào con đực. Sau đó, phôi thai chuột được cấy vào tử cung này, cũng như tử cung của con chuột cái bị ghép đôi.

Thí nghiệm làm chuột đực có thai ở Trung Quốc gây phẫn nộ
Những con chuột cái và đực bị các nhà khoa học Trung Quốc ghép lại. (Ảnh: Daily Mail)

Thí nghiệm làm chuột đực có thai ở Trung Quốc gây phẫn nộ
Sơ đồ thí nghiệm "làm chuột đực có thai" của các nhà khoa học Trung Quốc. (Ảnh: South China Morning Post).

Nếu phôi phát triển thành thai, chuột con sẽ được lấy ra sau 21 ngày bằng phương pháp mổ đẻ.

Theo nhóm nghiên cứu, trong 163 con chuột đực tham gia thí nghiệm, 6 con có thể “mang thai”. Tỷ lệ thành công là 3,68%. Những con chuột con trong thí nghiệm bình thường, không bị khuyết tật.

“Nghiên cứu của chúng tôi tiết lộ khả năng phát triển bình thường của thai trong cá thể động vật có vú đực. Nghiên cứu có thể có tác động sâu rộng lên nghiên cứu sinh học sinh sản”, các tác giả nhận xét. “Theo như chúng tôi biết, chưa có trường hợp cá thể động vật có vú đực mang thai nào được ghi nhận trước đây”.

Tuy vậy, thí nghiệm này phải nhận phản ứng trái chiều của dư luận. Sau khi được đăng tải trên Weibo, chủ đề này có tới hơn 330 triệu lượt xem, tính đến sáng 20/6.

“Đây là điều đi ngược lại quy luật của tự nhiên. Những nghiên cứu kiểu này có ý nghĩa gì”, một tài khoản bình luận, theo South China Morning Post.

“Quá trình thí nghiệm thật tàn ác. Dường như cả chuột đực và chuột cái bị biến thành lò đẻ”, một tài khoản khác nhận xét.

Con đực mang thai là hiện tượng tự nhiên hiếm gặp, thường chỉ được phát hiện ở các loài thuộc họ Cá Chìa Vôi như cá ngựa hay chìa vôi. Không loài thú đực nào có thể mang thai tự nhiên.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhà khoa học Việt làm khẩu trang vải ngăn Covid-19

Nhà khoa học Việt làm khẩu trang vải ngăn Covid-19

Khẩu trang làm từ vải cotton và vật liệu graphene kết hợp nano bạc giúp kháng khuẩn, ngăn giọt lỏng chứa nCoV do Đại học Bách khoa TP HCM sản xuất.

Đăng ngày: 21/06/2021
Sự thay đổi cấu trúc não khi thực hành thiền định

Sự thay đổi cấu trúc não khi thực hành thiền định

Những lợi ích của thiền đã được củng cố bằng các chứng cứ mới được tìm thấy ở lĩnh vực khoa học thần kinh trong năm năm qua.

Đăng ngày: 19/06/2021
Máy ICD trong cơ thể Christian Eriksen hoạt động ra sao?

Máy ICD trong cơ thể Christian Eriksen hoạt động ra sao?

Sau sự cố ở trận mở màn Euro 2020, Eriksen sẽ phải cấy máy tạo nhịp tim nhằm đảm bảo an toàn tính mạng về sau.

Đăng ngày: 18/06/2021
Chất thức thần DMT là gì? Nó có thực sự đem lại các lợi ích về tâm linh như nhiều người nghĩ?

Chất thức thần DMT là gì? Nó có thực sự đem lại các lợi ích về tâm linh như nhiều người nghĩ?

Thời gian gần đây, việc sử dụng các chất thức thần (psychedelics) nhằm đạt được một số trải nghiệm và cảm giác kỳ lạ đang dần trở thành một trào lưu trong cộng đồng những người trẻ tuổi.

Đăng ngày: 18/06/2021
Bộ não tự ăn mình nếu thiếu ngủ

Bộ não tự ăn mình nếu thiếu ngủ

Một phát hiện mới càng cho thấy tầm quan trọng của giấc ngủ: nếu không ngủ đủ, não sẽ khởi động cơ chế tự thực để đảm bảo quét sạch mọi tế bào đã quá sức mệt mỏi.

Đăng ngày: 18/06/2021
Chế tạo trái tim nhân tạo hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới

Chế tạo trái tim nhân tạo hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới

Trái tim nhân tạo to bằng nắm tay người lớn, có khả năng cung cấp đủ lượng máu cho một nam giới trưởng thành khi tập thể dục.

Đăng ngày: 17/06/2021
Nước sôi để nguội nên uống trong mấy ngày?

Nước sôi để nguội nên uống trong mấy ngày?

Theo các chuyên gia, nước nấu sôi để nguội nếu không bảo quản, che chắn kỹ sẽ bị nhiễm bụi, nhiễm vi sinh và có thể gây ngộ độc cho người uống.

Đăng ngày: 17/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News