Đàn cá heo bị tàn sát nhuộm đỏ nước biển

Ngư dân Nhật Bản khôi phục hoạt động săn bắt cá heo gây tranh cãi, giết chết ít nhất 9 con cá heo Risso vào sáng ngày 2/9.


Ngư dân lùa đàn cá heo vào vịnh để giết chết. Video: Dolphin Project

Thước phim quay bởi các nhà hoạt động của tổ chức Dolphin Project ở Taiji, phía nam Osaka, cho thấy một đàn cá heo Risso bị lùa vào vịnh nhỏ hôm 2/9. Một lúc sau, hai chiếc thuyền nhỏ kéo xác cá heo chết ra khỏi vịnh. Khi thấy camera ghi hình, ngư dân nhanh chóng che xác cá bằng vải bạt.

Ren Yabuki, nhân viên của tổ chức phúc lợi động vật Life Investigation, tỏ ra xúc động khi ghi hình sự việc từ trên bờ và chia sẻ qua mạng Facebook. Ông là một trong những người Nhật Bản tới Taiji hàng năm để theo dõi và ghi hình hoạt động săn bắt.


Đàn cá heo bị thuyền ngư dân quây xung quanh. Ảnh: AFP

Hoạt động săn cá heo ở Taiji thu hút nhiều sự chú ý sau khi bộ phim tài liệu The Cove phơi bày tập tục dùng để bắt cá heo lấy thịt và giải trí. Ngư dân lùa những đàn cá heo bằng cách gõ thanh kim loại vào thuyền để khiến chúng rối loạn. Sau đó, họ giết mổ hoặc bán chúng cho thủy cung.

Cá heo bị giết lấy thịt và bán ở siêu thị, nhưng độ thịnh hành của loại thịt này đang giảm dần. Giống như mọi sinh vật biển lớn sống lâu, thịt cá heo có nồng độ thủy ngân cao nên có thể gây nguy hiểm cho người ăn. Chỉ riêng doanh số bán thịt không đủ khiến hoạt động đi săn mang lại lợi nhuận, vì vậy mỗi năm, hàng chục, thậm chí hàng trăm con cá heo bị bắt để bán cho công viên giải trí, chủ yếu ở Trung Quốc. Sau khi huấn luyện, cá heo có thể bán với giá hàng chục nghìn USD, tuy nhiên phần lớn không thể sống lâu do nuôi nhốt trong bể.


Máu từ xác cá heo nhuộm đỏ nước biển. Ảnh: AFP

Trong năm 2000, 2.077 con cá heo bị ngư dân bắt, theo Al Jazeera. Vào những năm trước đó, trung bình khoảng 1.700 con cá heo bị bắt trong một mùa, nhưng số lượng đang giảm dần. Một nghiên cứu của Dolphin Project hé lộ ít nhất 563 con cá heo bị bắt ở Taiji vào mùa đi săn năm 2021 - 2022. Theo nghiên cứu, 498 con bị giết lấy thịt trong khi 65 con được bán cho các thủy cung. Mùa đi săn thường bắt đầu vào 1/9 và kết thúc vào 1/3. Hạn mức hàng năm của chính phủ cho ngư dân đi săn lấy thịt là 1.849 con.

Loading...
TIN CŨ HƠN
10 con vật biết nói

10 con vật biết nói

Tinh tinh lùn biết khen khi ăn ngon, cá heo biết xưng tên hay voi biết tiếng Hàn Quốc là những điều các nhà khoa học đang chú tâm nghiên cứu để chứng minh động vật cũng có ngôn ngữ riêng.

Đăng ngày: 12/04/2025
10 loài thủy quái của sông Amazon

10 loài thủy quái của sông Amazon

Cá Pacu là loài sinh vật có hàm răng giống người. Không giống những loài sinh vật trong danh sách, cá Pacu là cá ăn tạp, thức ăn yêu thích là hoa quả và các loại hạt.

Đăng ngày: 12/04/2025
13 sự thật về loài rùa mà ít ai biết đến

13 sự thật về loài rùa mà ít ai biết đến

Bạn có biết rằng mai rùa cũng được làm từ xương?

Đăng ngày: 11/04/2025
Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai

Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Đăng ngày: 11/04/2025
Những chuyện ít người biết về Hachiko - chú chó đứng ở sân ga 10 năm đợi chủ

Những chuyện ít người biết về Hachiko - chú chó đứng ở sân ga 10 năm đợi chủ

Câu chuyện của chú chó Hachiko - nguyên mẫu phim nổi tiếng đã lấy đi nước mắt của hàng triệu khán giả.

Đăng ngày: 10/04/2025
Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người

Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Đăng ngày: 10/04/2025
Những loài rắn độc ở Việt Nam

Những loài rắn độc ở Việt Nam

Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.

Đăng ngày: 10/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News