Đàn chim dẽ hàng chục nghìn con chen chúc trong đầm lầy

Những đàn chim dẽ lớn đã đổ về các đầm lầy trong vịnh Wash ở miền đông nước Anh để kiếm ăn sau một hành trình di cư rất dài.

Đàn chim dẽ hàng chục nghìn con chen chúc trong đầm lầy
Chim dẽ chen chúc trên bờ biển ở vịnh Wash khi thủy triều lên.

Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp người Anh David Tipling, 57 tuổi, ghé thăm vịnh Wash ở hạt Norfolk hôm 16/9 và ghi lại một cảnh tượng đáng kinh ngạc: hàng chục nghìn con chim dẽ lưng nâu chen chúc nhau di chuyển trong những con sóng thủy triều không ngớt.

Những con chim này đến từ vùng có khí hậu lạnh hơn và thực hiện một trong những cuộc di cư dài nhất trong thế giới tự nhiên. Chúng xuất phát từ các khu vực sinh sản ở Bắc Cực đến các bờ biển và cửa sông của châu Âu, châu Phi và châu Đại Dương, nơi chúng sẽ dành cả mùa đông sắp tới để ăn thịt động vật không xương sống.

"Vào thời điểm này trong năm, chúng ta có một số đợt thủy triều dâng cao nhất. Khi triều lên, nước biển bao phủ đầm lầy trên vịnh Wash, đẩy lũ chim ra khỏi bãi bùn. Vì vậy, chúng phải tìm một bãi đất khác để trú ngụ. Có rất nhiều loài chim đến các hòn đảo nhỏ trong vài giờ khi triều cường và chúng làm điều này một cách vội vàng, giống như một đám đông chen nhau tiến về phía trước. Đó là một trong những cảnh tượng động vật hoang dã ấn tượng nhất trên thế giới và xảy ra khi thủy triều lên cao vào mùa thu", David chia sẻ.

Các dòng chảy thủy triều cho phép nhiều loài động vật không xương sống phát triển mạnh ở vịnh Wash, đặc biệt là tôm, sò và trai, cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho các loài chim di cư. Ước tính có khoảng hai triệu con chim đến Wash mỗi năm trong các cuộc di cư theo mùa của chúng.

Vịnh Wash được công nhận là khu bảo tồn có tầm quan trọng quốc tế với hàng chục loài chim. Bên cạnh dẽ lưng nâu, các đầm lầy tại đây còn là môi trường kiếm ăn của dẽ cổ xám, ngỗng chân hồng, ngỗng bụng đen, vịt mốc, chim bìm bịp, chim te te và choắt nâu.


 Video: David Tipling

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Động vật móng guốc tại châu Phi sợ nhất loài săn mồi nào?

Động vật móng guốc tại châu Phi sợ nhất loài săn mồi nào?

Đồng cỏ là môi trường khá thoáng đãng với hệ thực vật chủ yếu là những cây cỏ, do đó, nó không có nhiều nơi ẩn nấp như những khu rừng mưa nhiệt đới.

Đăng ngày: 15/09/2022
Rắn độc số 1 thế giới và rắn Mulga đại chiến sống còn, kết cục bất ngờ!

Rắn độc số 1 thế giới và rắn Mulga đại chiến sống còn, kết cục bất ngờ!

Trong cuộc chiến giữa loài rắn độc có khả năng giết chết 100 người cùng lúc và rắn Mulga thì con nào sẽ giành chiến thắng?

Đăng ngày: 15/09/2022
Sự thật phía sau bức ảnh cò chui đầu vào miệng cá sấu

Sự thật phía sau bức ảnh cò chui đầu vào miệng cá sấu

Trong tự nhiên không thiếu những khoảnh khắc thú vị khiến người xem đầy bất ngờ khi được chứng kiến.

Đăng ngày: 15/09/2022
Phóng xung điện 600 vôn, loài lươn dị khiến cha đẻ thuyết tiến hóa rối trí

Phóng xung điện 600 vôn, loài lươn dị khiến cha đẻ thuyết tiến hóa rối trí

Lươn điện ẩn chứa một bí ẩn tiến hóa mà Charles Darwin cũng không giải thích được.

Đăng ngày: 14/09/2022
Thái Lan ra lệnh tiêu diệt cá huỳnh quang biến đổi gene

Thái Lan ra lệnh tiêu diệt cá huỳnh quang biến đổi gene

Việc làm này nhằm ngăn chặn khả năng các loài cá biến đổi gene được thả vào nguồn nước tự nhiên có thể đe dọa các sinh vật bản địa.

Đăng ngày: 13/09/2022
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa: Trốn chó hoang, linh dương xui xẻo rơi vào hàm cá sấu

Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa: Trốn chó hoang, linh dương xui xẻo rơi vào hàm cá sấu

Linh dương nyala lao xuống nước để trốn đàn chó hoang, nhưng lại phải đối đầu với kẻ thù lớn hơn là hà mã và cá sấu.

Đăng ngày: 13/09/2022
Sóc nằm bẹp hàng loạt dưới đất do nắng nóng kỷ lục ở California

Sóc nằm bẹp hàng loạt dưới đất do nắng nóng kỷ lục ở California

Thời tiết nóng như thiêu đốt khiến hàng loạt con sóc ở California phải nằm bẹp dưới đất để sống sót.

Đăng ngày: 13/09/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News