Đan Mạch khai quật "kho báu" tiền xu bạc Viking 1.000 năm tuổi
Kho báu gồm những đồng xu bạc cổ và đồ trang sức đã được một cô gái trẻ phát hiện trên cánh đồng ngô nhờ máy dò kim loại.
Gần 300 đồng tiền xu bạc được cho là hơn 1.000 năm tuổi đã được phát hiện gần pháo đài Fyrkat của người Viking ở Tây Bắc Đan Mạch.
Những đồng tiền xu bạc hơn 1.000 năm tuổi. (Nguồn: AFP)
Theo thông báo ngày 20/4 của Bảo tàng North Jutland của Đan Mạch, người giúp khai quật kho tiền cổ quý hiếm này là một cô gái trẻ, tình cờ phát hiện khi đang tìm kiếm kim loại trên một cánh đồng ngô vào mùa thu năm ngoái.
Kho báu này gồm các đồng xu Đan Mạch, Arab và Đức cùng một số trang sức có nguồn gốc từ vùng Scotland thuộc Anh hoặc Ireland.
Từ những nét khắc trên các đồng xu, các nhà khảo cổ học cho rằng chúng có niên đại từ những năm 980.
Ông Lars Christian Norbach, Giám đốc bảo tàng North Jutland - nơi sẽ trưng bày những cổ vật trên - cho biết, rất hiếm khi tìm thấy những kho đồ cổ tương tự như vậy.
Những cổ vật trên có cùng niên đại với pháo đài được vua Harald Bluetooth xây dựng sẽ cung cấp thêm chi tiết về lịch sử của người Viking.
"Bản thân hai kho báu bạc đã hé mở một câu chuyện hoàn toàn tuyệt vời, nhưng việc chúng được chôn cất chỉ cách pháo đài cổ Fyrkat của Vua Harald Bluetooth có 8km là điều vô cùng thú vị", nhà khảo cổ học kiêm người phụ trách bảo tàng Torben Trier Christiansen nói thêm.
Theo ông, nhiều khả năng có mối liên hệ giữa kho báu này, được người Viking chôn trong thời kỳ chiến tranh, với pháo đài bị thiêu rụi trong cùng thời gian này.
Theo các nhà khảo cổ, những đồng xu trước đó của Vua Harald không có hình thánh giá, vì vậy ông có thể đã sử dụng những đồng xu chữ thập như một cách tuyên truyền Kitô giáo trong Đan Mạch.
Các nhà khảo cổ học cho biết họ sẽ tiếp tục khai quật vào mùa thu tới sau vụ thu hoạch, với hy vọng phát hiện những khu chôn cất và nhà của những người chủ từng sở hữu những kho báu trên.
Theo họ, người Viking tin rằng việc chôn giấu của cải sẽ giúp họ tìm lại chúng sau khi qua đời.
Những cổ vật mới được phát hiện sẽ được trưng bày công khai từ tháng 7 tại bảo tàng North Jutland. Trong khi đó, cô gái phát hiện ra chúng cũng được nhận được một khoản tiền tương xứng với công lao của mình.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.
