Dân mạng Trung Quốc tình nguyện ăn bớt cua xâm lấn để cứu hệ sinh thái Mỹ

Mới đây, người dùng Internet ở quốc gia tỷ dân cực kỳ háo hức để giúp Mỹ chiến đấu với cơn khủng hoảng cua đồng Trung Quốc bằng cách... ăn chúng càng nhiều càng tốt.

Cua đồng Trung Quốc hay cua Trung Quốc, cua Cà ra (tên tiếng Anh: Mitten crab; tên khoa học: Eriocheir sinensis) là loài cua nước ngọt thuộc hệ cua đồng, có nguồn gốc từ Phúc Kiến, Trung Quốc. Chúng du nhập vào châu Âu, Bắc Mỹ và bị coi là loài xâm lấn nguy hiểm.


Cua đồng Trung Quốc hay cua Trung Quốc, cua Cà ra.

Cua Trung Quốc có kích thước lớn, hình dáng khá kỳ lạ, màu xanh hoặc đỏ, mai thường có màu xanh xám, hai càng to đều nhanh và chạy rất nhanh. Nhìn qua khá giống cua đồng Việt Nam nhưng tập tính lại khác hoàn toàn: Cua đồng sống trong hang, lỗ ngoài ruộng, kênh, rạch. Trong khi đó, cua Trung Quốc không sống trong hang mà bò lúc nhúc tại nơi chúng sinh sống.

Lời đề nghị này được đưa ra sau khi Trung tâm Nghiên cứu Môi Trường Smithsonian (SERC) ban hành thông báo về việc phát hiện cua Trung Quốc xuất hiện trên bờ biển Mỹ. Cơ bản vì tập tính xâm lấn của cua Trung Quốc gây hại nghiêm trọng cho môi trường địa phương.

Vài năm trở lại đây, cua Trung Quốc xuất hiện với số lượng lớn ở vùng giáp ranh với biển như California, sông Hudson và vịnh Chesapeake. Từ năm 2014, vẫn chưa có báo cáo chính thức về sự xuất hiện của cua Trung Quốc. Các quan chức tại SERC lo ngại cua Trung Quốc sẽ phát triển mạnh trong mùa hè này.


Dân mạng Trung Quốc đang tình nguyện qua Mỹ du lịch để ăn cua đồng.

Thậm chí, có hẳn đường dây nóng để báo cáo về sự xuất hiện của cua Trung Quốc.

Dù cua Trung Quốc là món đặc sản ở quốc gia tỷ dân, nó được xếp vào 1 trong 100 sinh vật xâm lấn kinh hoàng nhất hành tinh và gây phiền toái ở mọi nơi, chưa kể nguy cơ gây tắc nghẽn hệ thống dẫn nước, có hại cho cá và làm tăng xói mòn ở các con sông.

Để tăng khả năng chiến thắng của con người trong trận chiến này, dân mạng Trung Quốc đang tình nguyện qua Mỹ du lịch để ăn cua đồng. Nhiều du khách nói rằng: "Mỹ nên xem xét bổ sung visa ăn cua cho người Trung Quốc".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Đăng ngày: 22/03/2025
Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Chúng thực sự là một loài rắn với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn: có xương sống, có vảy, và đầu ngóc lên khi bò.

Đăng ngày: 21/03/2025
Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

Nhạn biển Bắc Cực, rùa da, chuồn chuồn là ba trong số những loài động vật có những chuyến di cư dài nhất trong tự nhiên.

Đăng ngày: 15/03/2025
Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Với loài rắn, dù là loại rắn bé tẹo hay hổ mang khổng lồ nọc độc chết người đều phải trải qua màn lột xác (thay da) trung bình 4 đến 8 lần trong mỗi năm. Vậy tại sao rắn phải lột xác?

Đăng ngày: 15/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News