Dân miền núi Nga khốn đốn vì ruồi phủ kín bầu trời
Người dân ở khu vực gần dãy núi Ural (Nga) mỗi ngày quét cả xô xác ruồi chết sau khi nơi này bị đàn ruồi khổng lồ tấn công.
Đàn ruồi siêu to khổng lồ đang xâm lược khu vực gần dãy núi Ural, Nga - (Ảnh: 1tv.ru).
Nhiều ngôi làng ở gần dãy núi Ural đang bị đàn ruồi to quấy rối mỗi ngày khi chúng bay kín cả bầu trời. "Chúng bám lên mọi thứ, người dân không dám ra đường", một phụ nữ kể trên đài truyền hình 1TV của Nga.
Người dân miêu tả cảnh tượng "như phim kinh dị" khi phải quét hàng xô xác ruồi chết mỗi ngày. "Cứ khoảng một, hai ngày là quét được một xô xác ruồi", một người dân cho biết.
Dùng thuốc xịt cũng không hiệu quả vì quá nhiều ruồi - (Ảnh: 1tv.ru).
"Thật kinh khủng, ruồi ở khắp nơi. Nếu dùng thuốc diệt côn trùng mà xịt thì không còn không khí để thở nữa", đài truyền hình địa phương dẫn lời một người dân khác.
Cuộc xâm lăng của ruồi được cho là bắt nguồn từ một nông dân sử dụng trái phép hàng tấn phân gà từ một trang trại địa phương để làm phân bón, trong đó có lẫn hàng triệu trứng ruồi.
Giới chức xác nhận đang tiến hành điều tra hình sự về tội danh "sử dụng chất thải nguy hại với môi trường".
Phóng viên đài truyền hình địa phương trong vòng vây của ruồi - (Ảnh: 1tv.ru).
Ông Maxim Maksimox, chủ trang trại gia cầm, thừa nhận đã cung cấp phân gà cho việc bón phân nhưng biện hộ rằng đó là việc rất bình thường.
"Bón phân tự nhiên tốt hơn dùng chất hóa học. Chẳng qua chúng tôi không gặp may, vì thời tiết đang ẩm ướt, nhiệt độ cao khiến ruồi sinh trưởng nhanh", ông này trình bày.
Ông Maxim khẳng định đã dùng bạt che cho nông trang của mình để ngăn chặn ruồi tiếp tục đẻ trứng vào phân. "Nếu việc này không hiệu quả, chúng tôi sẽ sử dụng hóa chất nông nghiệp", ông cho biết.
Còn ông Andrei Savchenko, người nông dân được cho là sử dụng phân bón dẫn đến dịch ruồi khắp nơi như hiện nay, từ chối nhận trách nhiệm về vụ việc.
"Ruồi đã tồn tại hàng triệu năm rồi. Chúng có ở khắp nơi mà. Tự nhiên đợt này không biết sao chúng nhiều lên", Andrei lên tiếng chống chế.

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày
Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người
Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.
