Đạn pháo sử dụng động cơ phản dòng thẳng
Những năm gần đây công nghệ quân sự hiện đại đang hướng đến các phương pháp khác nhau về sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng (Ramjet Engine). Đạn pháo động cơ phản lực dòng thẳng là một trong những phương án được sử dụng đầy hứa hẹn.
Khái niệm về đạn phản lực đã được biết đến từ lâu. Vận tốc ban đầu của đạn tạo nên nhờ thuốc phóng từ nòng pháo, sau khi bay ra khỏi đầu nòng, trên quỹ đạo lúc này động cơ phản lực sẽ hoạt động nhằm tăng tốc cho đạn và từ đó giúp đạn đạt được tầm xa lớn hơn. Tuy nhiên ngay các khi các vấn đề về kết cấu – kỹ thuật được giải quyết thành công thì quy mô sử dụng đạn phản lực vẫn không được phát triển. Tuy nhiên theo chu kỳ, việc quan tâm đến loại đạn này hiện đang trở thành một “làn sóng” mới.
Hải quân Hoa Kỳ về phát triển đạn phản lực có dẫn đường EX171 với tầm bắn đến 115km.
Một trong nỗ lực được biết đến nhiều nhất là chương trình đầy tham vọng ERGM (Extended Range Guided Munition) của lực lượng Hải quân Hoa Kỳ về phát triển đạn phản lực có dẫn đường EX171 với tầm bắn đến 115km từ vũ khí 127mm gắn trên chiến hạm. Sau 12 năm phát triển và tiêu tốn 600 triệu USD thì tháng 3 năm 2008 hạm đội Hoa Kỳ đã dừng việc phát triển tiếp chương trình này. Không ai nghi ngờ về loại đạn phản lực này, tuy nhiên chi phí cho một phát bắn lên tới 35 000 USD khi sản xuất loạt đã vượt ra ngoài tưởng tượng và giới hạn hợp lý.
Số phận tương tự cũng xảy ra năm 2016 trong việc phát triển đạn phản lực LRLAP (Long Range Land Attack Projectile) cho pháo 155 mm AGS (Advanced Gun System) trên tàu khu trục DDG 1000 Zumwakt với tầm bắn đến 185km – Lô đạn pháo 2000 quả từ công ty Lockheed Martin/BEA Systems lên tới 1,8-2,0 tỉ USD, có nghĩa là khoảng 1 triệu USD cho 1 phát bắn.
Tuy nhiên, công ty Raufoss đã quyết định 1 lần nữa thử vận may bằng cách đề xuất loại đạn phản lực tầm bắn giới hạn cho đạn 155mm bằng cách sử dụng động cơ phản lực khí dòng thẳng, loại mà sẽ được phóng khi đốt cháy nhiên liệu từ không khí nén sau khi tốc độ đạt tới 2,5 M (nghĩa là được bắn từ pháo có chiều dài 52 lần cỡ nòng).
Trước đây các thử nghiệm được tiến hành đều sử dụng động cơ phản lực nhiên liệu rắn, có nghĩa là đạn khi bắn sẽ mang theo cả nhiên liệu và cả chất oxy hóa.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.
