Đang đi đường, người đàn ông bất ngờ đạp trúng viên đá trị giá 2 tỷ USD
Vô tình vấp phải hòn đá to bằng nắm tay, vị quản lý mỏ kim cương không thể ngờ rằng giá trị của nó là một kho báu huyền thoại.
Vào một ngày đẹp trời của tháng 1/1905, ông quản lý Frederick Wells trong lúc đi kiểm tra đã vô tình vấp phải "hòn đá" to bằng nắm tay, ông đã tức giận vì cho rằng đây là mảnh thủy tinh mà đội công nhân găm lại để trêu ông.
Tuy nhiên, dưới ánh sáng mặt trời, "mảnh thủy tinh" ấy lại phát ra thứ ánh sáng lấp lánh hấp dẫn ánh mắt tò mò của ông. Ông dùng con dao bỏ túi để lấy nó ra khỏi lớp đất đá bao quanh, lau chùi sạch sẽ rồi đem về nhà nghiên cứu kỹ.
Thật không thể tin được! Viên đá phát ra thứ ánh sáng cầu vồng đầy mê hoặc và quyến rũ
Kể từ giây phút ấy, nó trở thành viên kim cương lớn nhất thế giới với tên gọi được đặt theo người chủ khu mỏ Thomas Cullinan. Sau khi được công bố, người ta phong danh hiệu cho nó là "Ngôi sao sáng nhất châu Phi".
Hai năm sau, nhân dịp sinh nhật lần thứ 66 của Vua Edward VII, chính quyền thuộc địa Transvaal không ngần ngại bỏ ra 1,6 triệu Euro để mua lại viên kim cương Culinan làm vật cống tặng.
Tuy còn nhiều băn khoăn, nhưng Vua Edward VII vẫn vui vẻ đón nhận món quà vô giá này và hứa sẽ giữ gìn và bảo vệ nó trong bảo tàng hoàng gia mãi mãi.
Việc vận chuyển viên kim cương rời Nam Phi đến Anh cũng là một câu chuyện đầy bất ngờ!
Nhà chức trách thuộc địa đã phải tìm mọi cách để giữ viên kim cương khỏi những kẻ đạo chích.
Họ để viên kim cương giả trong một chiếc két sắt và mang lên tàu, xung quanh có lính đứng canh cả ngày lẫn đêm. Trong khi đó khối kim cương thật được gửi bằng thư qua đường bưu điện tới cung điện Buckingham 1 tháng sau đó.
Ngay sau khi cập bến nước Anh, viên kim cương có giá trị bằng cả 1 thành phố được đưa tới xưởng chế tác kim cương của nghệ nhân chế tác kim cương điêu luyện nhất thời bấy giờ - ông Joseph Asscher.
Ông Joseph Asscher cầm trên tay kho báu huyền thoại trị giá 2 tỷ USD
Trải qua 3 tháng ròng rã nghiên cứu cách cắt viên kim cương này sao cho không lãng phí dù chỉ là một mảnh vụn trên bàn, ông đã đưa nhát cắt đầu tiên. Thật không may lưỡi dao bị vỡ, những mảnh vụn kim cương rơi ra. Joseph Asscher giam mình vài ngày như sự hối lỗi về sai sót của mình.
Cắt kim cương thành công, Joseph Asscher vui sướng đến nỗi ngất đi tới 38 ngày. Sau khi tỉnh lại, nghệ nhân bậc thầy đã tách thành công 9 viên kim cương có kích cỡ khác nhau và 96 viên nhỏ từ những mảnh vụn của viên kim cương khổng lồ.
Viên kim cương lớn nhất mang tên Cullinan I được chế tác có hình trái lê với 78 mặt, nặng 530,2 carat, nó được đặt ở nơi cao nhất trên cây quyền trượng Hoàng gia
Viên kim cương lớn thứ 2 là Cullinan II nặng 317.40 carat được đặt trước trung tâm của vương miện Hoàng gia của Vương quốc Anh
7 viên kim cương còn lại được chế tác thành ghim cài áo, hoa tai, dây chuyền, nhẫn và đều thuộc quyền sở hữu của Hoàng thân Vương quốc Anh
96 viên kim cương nhỏ khác còn được đặc biệt chế tác trang sức cao cấp cho Hoàng Gia hoặc trở thành những món quà quý giá cho con cháu nội tộc
Các chuyên gia cho biết, giá trị của viên kim cương lớn nhất thế giới là vô giá vì cho đến nay chưa có một viên kim cương nào đạt được kích thước, độ trong suốt và có màu sắc đẹp được như Cullinan.
Và kể từ khi được cống tặng tới nay, nó cũng chưa bao giờ được Hoàng gia Anh định giá hay đấu giá. Tuy nhiên giá trị ước tính của viên kim cương khổng lồ này sẽ không dưới 2 tỷ USD.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Cá tháng Tư
Ngày Cá tháng Tư còn được gọi là ngày nói dối, ngày nói khoác là ngày đầu tiên của tháng 4. Vào ngày này mọi người trên thế giới có thể nói khoác với nhau mà không sợ ai đó giận.

Những câu nói bất hủ của vĩ nhân làm rung động triệu người
Sinh thời, các vĩ nhân nổi tiếng lịch sử có những phát ngôn, câu nói bất hủ, làm lay động trái tim của hàng triệu người.

Vì sao người Mỹ ăn mừng lễ Tạ ơn?
Đối với nhiều người dân Mỹ, lễ Tạ ơn mang ý nghĩa biểu tượng quan trọng gắn với huyền thoại lập quốc, cũng là dịp để sum họp, quây quần bên gia đình.

Khám phá bí mật rãnh Mariana
Môi trường bí ẩn tại nơi sâu nhất của biển khơi, cũng là nơi sâu nhất địa cầu, đang dần được giới khoa học khám phá.

Cuộc sống kỳ lạ tại nơi “ẩm ướt nhất thế giới”
Với lượng mưa trung bình là 1.200cm mỗi năm, Meghalaya được mệnh danh là khu vực ẩm ướt nhất thế giới.

Bạn có biết 108 tỉ người đã được sinh ra trên trái đất này?
Thế giới hiện tại có 7,7 tỷ người, và bạn là một trong số đó. Nhưng đã bao giờ bạn đặt câu hỏi: Có bao nhiêu người từng sống trên Trái Đất này, và bao nhiêu người nữa sẽ ra đời trong tương lai?
