Đang ngồi rồi đứng dậy mà bạn bị hiện tượng này thì cần chú ý kẻo "làm khổ" não

Ai mà chẳng có đôi lần "xây xẩm mặt mày" khi đang ngồi yên bỗng đột ngột đứng dậy hoặc khi vừa thức giấc vội vọt thẳng từ trên giường xuống đất. Chắc hẳn não sẽ bị "đơ" mất mấy giây và rồi bạn thấy mình choáng váng.

Vì sao thế nhỉ? Phải chăng tuổi già đang ập đến nhanh như cơn gió rồi ư?

Mới đây, tiến sĩ Ikram, chủ nhiệm phòng Dịch tễ học tại Trung tâm Y tế ĐH Erasmus, Rotterdam (Hà Lan) đã nghiên cứu và gọi tên hiện tượng này là Initial orthostatic hypotension (IOH - Hạ huyết áp ban đầu).

Ông giải thích rằng, hiện tượng chóng mặt hoặc xây xẩm khi thay đổi tư thế một cách đột ngột là do lưu lượng máu đến não chậm gây nên tình trạng thiếu oxy cung cấp cho não.

Não bộ là nơi điều khiển và cân bằng hoạt động của cơ thể.

Một khi não gặp vấn đề, dù lớn dù nhỏ sẽ ảnh hưởng đến việc điều khiển và hỗ trợ vận động, nên gây ra những cơn choáng váng tạm thời như trên.

Vậy những ai có nguy cơ cao với chứng hạ huyết áp ban đầu?


Phụ nữ là đối tượng hay mắc chứng hạ huyết áp ban đầu.

Theo bác sĩ Rebecca Gottesman, giáo sư về thần kinh học tại Đại học Johns Hopkins, phụ nữ trẻ và các vận động viên những môn thể thao yêu cầu độ bền cao thường có chỉ số huyết áp thấp hơn người bình thường.

Do đó, họ dễ mắc các triệu chứng của chứng hạ huyết áp ban đầu. Những người có cơ thể bị mất nước cũng dễ kết bạn với IOH bởi khi mất nước, lưu lượng máu chậm dẫn tới huyết áp thấp.

Bên cạnh đó, nếu bạn bị đổ mồ hôi quá nhiều trong quá trình tập luyện và không kịp thời bổ sung lượng muối khoáng thì những cơn chóng mặt sẽ dễ xuất hiện khi đứng dậy.

Tuy vậy, những ai có triệu chứng chóng mặt khi đột ngột đứng dậy hoặc thay đổi tư thế cũng không nên quá lo lắng.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng với những người trẻ dưới 30 tuổi hoặc nếu cơn xây xẩm qua đi nhanh chóng sau vài giây thì đó chỉ là một hiện tượng lành tính không đáng lo ngại.

Chỉ là bộ não đang nhắc nhở bạn thay đổi tư thế một cách từ tốn, chậm rãi hơn hoặc cần uống thêm nước mà thôi.

Nhưng khi "già hơn" - bạn phải thật sự chú ý bởi chúng "đồng lõa" với sự lão hóa của cơ thể khiến bạn bị mất thăng bằng nghiêm trọng, có nguy cơ tử vong cao.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Cách xử lý khi bị ong đốt

Cách xử lý khi bị ong đốt

Bị ong đốt khiến bạn đau buốt, có thể bị nhiễm độc thậm chí tử vong nếu không được xử lý, cứu chữa kịp thời. Vậy, phải làm gì, sơ cứu vết đốt ra sao khi bị ong đốt?

Đăng ngày: 15/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News