Đào được "trùm cá sấu" 5 triệu tuổi, to như xe buýt
Các nhà nghiên cứu phát hiện một loài cá sấu khổng lồ mới từng lang thang ở vùng đông nam bang Queensland cách đây hàng triệu năm.
Hình dáng của cá sấu Gunggamarandu maunala dựa trên xương hộp sọ hóa thạch. (Ảnh: Eleanor Pease).
Theo nhóm nghiên cứu bao gồm Jorgo Ristevski ở Đại học Queensland, Australia, loài mới tên Gunggamarandu maunala là một trong những loài cá sấu lớn nhất từng sống trên lục địa. Tên gọi của nó được đặt theo khoảng hở lớn hình lỗ ở đỉnh hộp sọ, đóng vai trò như nơi nối với cơ bắp. Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Scientific Reports, các nhà khoa học phân tích mảnh hộp sọ khai quật ở vùng Darling Downs vào năm 1875 và nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Queensland hơn 100 năm.
Dù không thể xác định chính xác kích thước của con cá sấu dựa trên phân tích hộp sọ, nhóm nghiên cứu cho rằng Gunggamarandu có thể dài khoảng 7 m. Họ ước tính hộp sọ của nó dài ít nhất 80 cm. Dựa theo so sánh với những loài cá sấu còn sống hiện nay, họ tính toán chiều dài toàn bộ cơ thể của Gunggamarandu tương đương một chiếc xe buýt.
Kết quả phân tích cho thấy Gunggamarandu maunala có thể sánh ngang với loài bò sát lớn nhất ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, Crocodylus porosus. Nghiên cứu không thể ước tính độ tuổi cụ thể của hóa thạch, nhưng mẩu xương có thể nằm trong khoảng 2 - 5 triệu năm tuổi. Sử dụng chụp cắt lớp vi tính, nhóm nghiên cứu có thể phục dựng khoang não của con vật và khám phá thêm nhiều chi tiết về giải phẫu của nó. Họ cho biết loài cá sấu mới thuộc họ bò sát tomistomine, chỉ còn duy nhất một loài đang sống trên bán đảo Malay và vài nơi ở Indonesia.
"Ngoài Nam Cực, Australia là nơi duy nhất không có bằng chứng hóa thạch của tomistomine. Nhưng với việc phát hiện Gunggamarandu, chúng tôi có thể thêm Australia vào danh sách những nơi chúng từng sinh sống", Ristevski nói.

Báu vật bất ngờ trong mộ phần nữ quý tộc Viking 1.100 tuổi
Món đồ tùy táng nguyên vẹn đến khó tin là một báu vật khảo cổ lớn, giúp các nhà khoa học mở thêm một cửa sổ để nhìn vào thế giới huyền thoại của người Viking.

Choáng với thứ như thời hiện đại ở ngôi làng cổ 7.000 năm tuổi
Một ngôi làng cổ được xây dựng từ những năm 5000 trước Công Nguyên ẩn chứa những đồ vật lạ lùng cho thấy xã hội cổ đại ở đó đã phát triển đến mức khó tin.

Sau khi thâm nhập, chuyên gia đã hiểu tại sao lăng mộ cổ bị đánh bom 7 lần vẫn nguyên vẹn
Sau khi tiến hành cuộc khai quật quy mô lớn, nhà khảo cổ đã hiểu lý do vì sao và còn tìm được gần 5.000 di tích văn hóa vô cùng quý giá.

Bí ẩn cô gái bị chôn với chim sẻ trong miệng
Các nhà khảo cổ đang cố gắng giải đáp bí ẩn về một cô gái được chôn cất với đầu của ít nhất một con chim sẻ trong miệng hàng trăm năm trước.

Thi thể Tần Thủy Hoàng được chôn sâu đến mức nào?
Ý kiến cho rằng độ sâu lăng mộ dưới lòng đất của Tần Thủy Hoàng là từ 500m đến 1.000m. Liệu đây có phải là con số đúng hay không.

Lăng mộ tỏa hương thơm êm dịu khiến đoàn khảo cổ ngỡ ngàng
Lần theo mùi hương, các chuyên gia đã đến được trung tâm mộ - nơi đặt một chiếc quan tài lớn.
