Dao làm từ phân: Tài ứng biến đỉnh cao của con người hay cú lừa đình đám suốt 20 năm?

Bạn đã bao giờ nghe đến một con dao làm từ... phân người chưa?

Trước đây, có một giai thoại khá phổ biến về loại dao kỳ lạ này, được Wade Davis - nhà nhân chủng học tại ĐH British Columbia ghi chép lại trong cuốn "Shadows in the Sun" năm 1998. Nó xảy ra như sau:

Gia đình của một người đàn ông tộc Inuit (còn gọi là người Eskimo, sống tại Greenland) đã giấu hết mọi vật dụng thiết yếu khi cố gắng thuyết phục ông này rời lều tuyết và về ở với gia đình. Nhưng điều bất ngờ là chính sự việc này lại khiến người đàn ông vô tình tạo ra một phát minh cực kỳ thiên tài.

"Giữa cơn gió mùa đông lạnh buốt, ông ta bước ra khỏi căn lều tuyết để đi đại tiện, rồi dùng chính phần chất thải bị đóng băng mài thành một lưỡi dao. Nó đủ cứng để giết một con chó" - trích trong cuốn sách của Davis.

Câu chuyện trên do Davis được nghe từ một người Inuit tên Olayuk Narqitarvik. Mặc cho tính xác thực như thế nào, Davis luôn chỉ coi đây là một câu chuyện giải trí, và là biểu tượng cho khả năng vượt lên thời tiết của người Inuit.


Chất thải đóng băng liệu có thể giết chết một con chó? (Ảnh minh họa).

Nhưng đây cũng không phải lần đầu tiên ý tưởng dùng phân làm dụng cụ được nghe đến. Ví dụ như nhà thám hiểm Peter Freuchen từng viết trong cuốn tự truyện của mình năm 1953, rằng có lần ông thoát ra được chiếc hố tuyết sụt nhờ vào chiếc dùi đục làm hoàn toàn từ phân.

Thực hư thì sao nhỉ?

Một nhà nghiên cứu nhân chủng học tại ĐH Ken State tên Metin Eren, đã theo dõi câu chuyện này của Davis trên NPR từ những năm học cấp 3. Chính vì độ ảo của những chiếc dao bằng phân, ông quyết định cùng các đồng nghiệp tái thực hiện và kiểm tra xem một chiếc dao làm từ phân có thể gây ra đủ sát thương như vậy hay không.

Eren bắt đầu thí nghiệm bằng việc ăn uống như một người Inuit, với chế độ rất nhiều thịt từ cá hồi, thịt bò cho đến gà tây. "Thực đơn này thực sự khó nhằn đấy. Những ngày đầu tất nhiên là tuyệt vời vì ai mà không thích thịt, nhưng cho đến ngày thứ ba thì tôi bắt đầu đau đầu".

Đến ngày thứ tư, Eren tiến hành thu thập "nguyên liệu", tạo hình chiếc dao rồi làm đông ở -20°C. Sau đó, ông thử nghiệm độ sắc của con dao trên một miếng da lợn và một tảng thịt.


Eren tiến hành thu thập "nguyên liệu", tạo hình chiếc dao rồi làm đông ở -20°C.

Kết quả thì sao nhỉ? Cho dù Eren đã cố đưa ra điều kiện thí nghiệm lí tưởng nhất - từ nhiệt độ đông, độ sắc của dao, cho đến việc dùng miếng da lạnh thay vì miếng da ở nhiệt độ thường... thì dao vẫn tan chảy rồi vỡ ra. Thứ để lại trên tảng da là những vệt nâu dài, là gì thì chắc bạn cũng biết rồi.

Thí nghiệm trên được công bố vào tháng 10/2019, cho rằng chuyện dùng phân làm dao chỉ là hư cấu. Tuy nhiên theo Henry Huntington - một chuyên gia về Bắc Cực tại Alaska, kết quả như vậy không có nghĩa là câu chuyện không có giá trị. "Đây có lẽ là một bài học về tài tháo vát, rằng bạn không bao giờ có thể hết được lựa chọn".

"Thông điệp của câu chuyện nằm ở chỗ: người Inuit không những không sợ mà còn biết tận dụng cái lạnh cho đời sống sinh hoạt của họ".


Dùng dao bằng "phân" cắt thử một miếng da lợn. Kết quả thì...

Nhưng trên phương diện khoa học, cũng như theo quan điểm của Eren thì những câu chuyện không có cơ sở này thực sự là mối lo ngại. "Khi đã có người dùng câu chuyện không có căn cứ để minh chứng cho một quan điểm, thì sau này cũng sẽ lại có những người khác đưa ra khẳng định từ những điều vô căn cứ mà không có dữ liệu thực tế".

Khoa học là gì nếu như nó đến từ những thông tin sai lệch? Chẳng phải là fake news - tin giả hay sao?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Nếu lỡ lạc đường trong đêm tối thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%

Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%

Có những sự thật về những vụ tai nạn máy bay mà bạn chưa biết.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Liệu bạn có thể vượt qua trở ngại thách đố những trí tuệ siêu việt nhất của nhân loại qua gần 3 thế kỷ hay không?

Đăng ngày: 04/04/2025
Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?

Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Đăng ngày: 03/04/2025
Sự thật

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá

Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Đăng ngày: 03/04/2025
Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium

Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.

Đăng ngày: 02/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News