"Đảo ma Sandy" xuất hiện trên bản đồ là nhầm lẫn
Nhân viên viện bảo tàng New Zealand Auckland Sean Higgins ngày 3/12 cho biết đảo ma ở Thái Bình Dương xuất hiện trên nhiều bản đồ thế giới trong ít nhất một thập kỷ qua là do nhầm lẫn, và sự nhầm lẫn này bắt đầu từ năm 1876.
>>> Hòn đảo bí ẩn trên Google Earth không hề tồn tại
Trước đó, các nhà khoa học Australia thuộc đội tìm kiếm Southern Surveyor vốn có nhiệm vụ xác định những vùng đất nổi ở châu Đại Dương do biến động địa chất, cũng khẳng định đảo ma xuất hiện trên Google Earth và một số bản đồ thế giới không hề tồn tại trên thực tế.
Đảo Sandy trên bản đồ
Tiến sỹ Maria Seton thuộc nhóm thám hiểm trên cho biết “Hòn đảo đó xuất hiện trên Google Earth và nhiều bản đồ khác. Vì thế chúng tôi muốn kiểm tra thực tế. Chúng tôi thấy bối rối vì không thấy đảo. Nếu nó không tồn tại, vì sao người ta đưa nó lên bản đồ?"
Ngày 3/12, trong một chương trình phát thanh trên ABC, các nhà khoa học địa lý New Zealand đã tiết lộ nguyên nhân vì sao có sự nhầm lẫn trên. Họ cho rằng đảo ma lần đầu tiên được đưa lên bản đồ thế giới là xuất phát từ Con tàu săn cá voi Velocity.
Trước đó, người ta cho rằng vào năm 1876, thủy thủ đoàn tàu Velocity từng lên hòn đảo trên cư ngụ vì họ phát hiện rằng tàu bè đi lại ở khu vực này gặp rất nhiều nguy hiểm. Chính vì thế, sau đó họ đã lưu lại những cảnh báo nguy hiểm và vị trí của hòn đảo này lên bản đồ. Tuy nhiên, có lẽ họ đã xác định nhầm tọa độ.
Theo báo cáo, khi các nhà khoa học Australia đến đúng địa điểm này thì chỉ thấy mênh mông màu xanh ngọc của biển Coral. Các dụng cụ hàng hải ghi lại thời điểm đó con tàu thám hiểm của tiến sỹ Seton đang đứng ở vùng biển có độ sâu 1.400 mét và không hề có hòn đảo nào.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
