Đập muỗi, dù trúng hay không cũng có ích!

Nghiên cứu cho thấy rằng việc cố gắng đập muỗi, dù trúng hay không cũng có khả năng giúp bạn ít bị muỗi đốt hơn.

Muỗi là vật trung gian lây truyền rất nhiều bệnh nguy hiểm chết người. Sốt rét chỉ là một phần của câu chuyện, ngoài ra còn có sốt vàng (yellow fever), viêm não Nhật Bản, Zika...

Để chống muỗi, cách tốt nhất là bôi thuốc, đốt hương muỗi, xịt thuốc diệt côn trùng. Tuy nhiên theo một nghiên cứu gần đây, chỉ cần làm một việc đơn giản là... cố gắng đập muỗi là cũng đủ để giúp bạn thoát nạn rồi.

Muỗi đương nhiên cần máu để sống sót. Tuy nhiên nếu có lựa chọn hấp dẫn và dễ dàng hơn, chúng sẽ chọn những đối tượng đó, thay vì lại gần những đối tượng có thể đe dọa mạng sống của chúng.

Đập muỗi, dù trúng hay không cũng có ích!
Muỗi có thể lưu trữ mùi hương trong vòng 24 giờ.

Nguyên do là vì muỗi sẽ học được cách liên hệ dao động từ cử động đập với mùi của bạn và ghi nhớ điều đó. Những con muỗi này sẽ nhớ luôn việc rằng người này sẽ không tha cho nó nếu nó dám lại gần họ.

Jeffrey Riffell, một nhà sinh thái thần kinh học ở ĐH Washington có nói: "Các loài muỗi truyền dịch bệnh như Zika hay sốt xuất huyết không phải gặp gì cũng cắn”. Trên thực tế, chúng thích người hơn là động vật, và thậm chí là thích một số người nhất định. Mức độ thu hút muỗi tùy thuộc theo người đó trông thế nào, có mùi và hành xử ra sao. Nhưng khi thời điểm tìm kiếm thức ăn không quá thuận lợi, muỗi có thể sẽ thay đổi sở thích.

Để tìm hiểu về tập tính của muỗi, Riffell và các đồng nghiệp đã để muỗi vào một môi trường thí nghiệm và bỏ một số mùi hương khác nhau vào trong máy tạo khí. Máy sẽ tạo ra các dao động tương tự như hành động đập muỗi nhưng hụt.

Chỉ trong vòng 15 phút, mấy con muỗi đã ngay lập tức liên hệ được mùi hương này với các dao động. Một số mùi hương đã từng hấp dẫn với chúng, giờ đây đã trở nên đáng gờm, và lũ muỗi tránh né các mùi hương này.

Thay vì lại gần các mùi hương này, muỗi quyết định tiếp cận một mùi hương mới. Trong vòng ít nhất là 24 tiếng, muỗi sẽ lưu giữ trí nhớ về mùi hương y như vậy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Khám phá cây nhiều phụ nữ Ấn Độ dùng tự tử, có ở Việt Nam

Khám phá cây nhiều phụ nữ Ấn Độ dùng tự tử, có ở Việt Nam

Cây mướp sát vàng được mệnh danh là “cây tự tử” ở Ấn Độ vì nhiều phụ nữ ở đây đã ăn quả của chúng để tự vẫn.

Đăng ngày: 30/05/2018
Nồng độ CO2 quá cao có thể khiến gạo mất nhiều dưỡng chất quan trọng?

Nồng độ CO2 quá cao có thể khiến gạo mất nhiều dưỡng chất quan trọng?

Theo trang Independent, lượng CO2 mà con người đang "bơm" vào bầu khí quyển với tốc độ 1 triệu tấn/giây có thể là nguyên nhân phá hủy hầu hết các dưỡng chất quan trọng trong gạo.

Đăng ngày: 30/05/2018
Cây thông cổ thụ già nhất châu Âu

Cây thông cổ thụ già nhất châu Âu

Phát hiện chỉ ra một số cây có thể sống sót hàng thế kỷ dù trải qua biến động mạnh về khí hậu.

Đăng ngày: 29/05/2018
Mỏng manh như cánh bướm, số phận chúng sẽ ra sao khi cơn mưa tới?

Mỏng manh như cánh bướm, số phận chúng sẽ ra sao khi cơn mưa tới?

Dĩ nhiên những chú bướm gặp mưa sẽ đi trốn. Nhưng hiện nay, khí hậu ngày càng khắc nghiệt, cánh bướm khó lòng chống chọi trước mưa to gió lớn.

Đăng ngày: 28/05/2018
Cận cảnh

Cận cảnh "vòng đời" của hoa bồ công anh khiến nhiều người ngỡ ngàng

Khi nhắc đến Dandelion – hoa bồ công anh, bạn nghĩ tới một bông hoa màu vàng xòe lớn hay một bông hoa trắng thả từng hạt bồ công anh nhẹ tựa lông hồng bay theo gió?

Đăng ngày: 28/05/2018
Nguyên nhân tại sao con người không thể chống lại virus dù đã tiến bộ rất nhiều

Nguyên nhân tại sao con người không thể chống lại virus dù đã tiến bộ rất nhiều

Bằng trí thông minh, loài người đã chinh phục được cả hành tinh, phá vỡ nhiều quy tắc cố hữu của tự nhiên và làm được những điều không tưởng.

Đăng ngày: 27/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News