Đặt mật khẩu càng phức tạp càng an toàn? Chưa chắc đâu!
Mật khẩu càng phức tạp càng tốt? Chưa chắc, vì quy tắc ấy thực chất không hề an toàn, đã có nghiên cứu chứng minh điều đó hẳn hoi.
Mật khẩu email của bạn là gì? Không cần trả lời đâu, nhưng thường thì đó sẽ là những mật khẩu dài, khó nhớ, bao gồm cả số, cả chữ, cả chữ in hoa và những ký tự không thuộc bảng chữ cái (@#%$... chẳng hạn).
Đây là một trong những quy tắc đặt mật khẩu do Bill Burr - quản lý tại Viện tiêu chuẩn công nghệ quốc gia (Mỹ) đưa ra. Cụ thể hơn, quy chuẩn của Bill Burr thuộc phụ lục A của tài liệu "NIST Special Publication 800-63", trong đó nêu rằng mỗi mật khẩu nên tuân theo các quy tắc trên, đồng thời cần đổi mới sau mỗi 90 ngày.
Mỗi mật khẩu cần đổi mới sau 90 ngày.
Và giờ nó đang được xem như quy chuẩn hướng dẫn đặt password cho hầu như toàn bộ website trên thế giới. Tuy nhiên, mới đây thì chính Burr đã phải chia sẻ trên tạp chí Wall Street: "Đây là quyết định khiến tôi hối hận nhất".
Theo Burr, thời điểm đó ông không có đủ dữ liệu nghiên cứu về mức độ bảo mật của các loại mật khẩu như vậy. Thế nên, ông đã mặc định việc đặt mật khẩu càng phức tạp sẽ càng mạnh và an toàn.
Có điều: "Sau tất cả, đặt mật khẩu phức tạp quá lại khiến người dùng cảm thấy khó nhớ, và trên hết là chúng ta đã tiếp cận sai cách rồi" - Burr cho biết.
Theo nghiên cứu của Burr, mật khẩu quá phức tạp, cộng thêm việc mỗi 3 tháng phải đổi một lần làm người dùng cảm thấy khó khăn trong việc ghi nhớ và buộc phải viết nó ra đâu đó, để rồi khiến cho tính bảo mật giảm đi.
Sau tất cả, đặt mật khẩu phức tạp quá lại khiến người dùng cảm thấy khó nhớ.
Ví dụ như mật khẩu "Tr0ub4dor&3", nhìn thì phức tạp nhưng lại rất khó nhớ. Hơn nữa, khi thử phá mật khẩu bằng máy tính thì chỉ mất khoảng 3 ngày là đủ.
Ngoài ra theo nghiên cứu, trong vòng nhiều năm gần đây mức độ an toàn của mật khẩu đã giảm xuống rất thấp. Một phần là do người dùng bất cẩn, nhưng phần nhiều là vì công nghệ của hacker đã tăng tiến lên vượt bậc.
Vậy mật khẩu thế nào thì an toàn?
Burr cho biết, một mật khẩu an toàn không nằm ở độ phức tạp, mà nằm ở độ dài. Một mật khẩu kết hợp bằng 4 từ thông dụng nhưng không liên quan đến nhau, chẳng hạn "correct horse battery stable" - máy tính cần đến 5 thế kỷ để phá được nó.
Mật khẩu an toàn không nằm ở độ phức tạp, mà nằm ở độ dài.
Ngoài ra, một điểm quan trọng khi đặt mật khẩu là không nên dùng những mật khẩu giống nhau cho nhiều tài khoản. Điều này vô tình cũng làm giảm tính bảo mật của bạn xuống, vì chỉ cần một tài khoản bị lộ, nó sẽ tạo ra hiệu ứng domino. Hãy nghĩ đến cảnh phải đổi lại mật khẩu của tất cả các tài khoản - có thể lên đến hàng chục cái, bạn sẽ thấy đó là một tối kiến.
Tóm lại quy tắc ở đây đơn giản chỉ là một mật khẩu đủ dài - trên 12 ký tự, khó đoán, không cần quá phức tạp, và không đặt mật khẩu giống nhau cho các tài khoản khác nhau.

20 trang web kỳ quặc trên thế giới
Bạn sẽ không bao giờ biết tới những trang web kỳ quặc này cho đến khi..... bạn thực sự cần chúng.

Các cách đơn giản để không bao giờ nhiễm virus
Không cần sử dụng phần mềm diệt virus vẫn có thể tạo ra được chế độ phòng thủ hoàn hảo cho máy tính, để không bao giờ bị lây nhiễm các mầm mống độc hại đó.

Treo ảnh của bạn lên Desktop
Sẽ có lúc bạn cảm thấy chán giao diện màn hình lúc nào cũng chỉ có một hình background. Với phần mềm XDeskPhoto thì điều đó “không có gì là khó tưởng tượng“.

NTT Resonant - công cụ search độc đáo của Nhật Bản
Tập đoàn Bưu chính viễn thông Nhật Bản NTT vừa tiến hành một cuộc kiểm tra công cụ tìm kiếm thông tin trên Internet. Công cụ tìm kiếm NTT Resonant mang nét đặc thù mới, các kết quả tìm kiếm thông tin chỉ hiển thị trên một trang d

Những điều cần biết về pin lithium-ion và cách tránh chai pin
Đây là những phương pháp chống chai pin có cơ sở khoa học dựa trên đặc tính của pin lithium-ion.

17 điều bạn có thể làm với chiếc máy tính cũ
Ngày nay với một chiếc máy tính có tốc độ xử lý vượt qua 2GHz mà chỉ có giá dưới 1.000USD thì một chiếc máy tính Pentium II 300MHz sẽ dùng để làm gì? Câu trả lời ở đây còn tuỳ thuộc việc bạn có sẵn sàng thử nghiệm, học t
