Đây chính là lý do tại sao socola gây nghiện
Và bạn có phải là một trong vô số những "con nghiện" thứ thực phẩm vô cùng hấp dẫn này hay không?
Hãy tự hỏi mình xem, bạn có bao nhiêu đặc tính trong số những thứ sau đây: thấy yếu lòng mỗi khi nhìn thấy một thanh socola hấp dẫn, luôn giấu những thanh socola khắp nhà phòng trường hợp mình lên cơn thèm khẩn cấp, hoặc lên những cơn “đói” socola giữa lúc nửa đêm? Đừng lo, bởi bạn chỉ là một trong vô số những “con nghiện socola”, một thứ thực phẩm vô cùng hấp dẫn mà thôi.
Ăn đồ ngọt giúp xua tan cảm giác buồn chán.
Socola tất nhiên gây cảm giác thèm muốn rất cao, và đây là lý do tại sao: khi chúng ta ăn đồ ngọt và béo, bộ não giải phóng ra rất nhiều serotonin, hormone giúp xua tan cảm giác buồn chán. Và bởi các trung tâm kích hoạt cảm giác này đều nằm ở não bộ, nên chúng ta rất dễ phụ thuộc vào các loại đồ ăn nhiều đường và mỡ. Thậm chí, nhiều loại socola còn gây cảm giác khá giống với nghiện thuốc, bao gồm vật vã, ăn uống không điều độ, rối loạn lo âu và rối loạn cảm xúc.
Nhưng tại sao socola vẫn chưa bị xếp vào danh mục các loại thuốc gây nghiện? Đây là câu trả lời từ phía khoa học.
Nghiện, theo định nghĩa y học, cần phải hội tụ đủ ba yếu tố nền tảng sau:
- Cơn thèm muốn dữ dội.
- Mất kiểm soát bản thân do cơn thèm muốn đó.
- Tiếp tục sử dụng sản phẩm gây nghiện, mặc dù hiểu rõ các hậu quả tiêu cực nó gây ra.
Đó là ba tiêu chí để xếp một loại thuốc vào danh mục gây nghiện, nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng, con người cũng có thể xuất hiện các biểu hiện này với một số loại đồ ăn khác nhau. Thậm chí, các nghiên cứu này còn cho thấy, hoạt động não bộ có biểu hiện tương đồng giữa cơn thèm socola với cơn thèm các chất gây nghiện.
Có lẽ cảm giác thèm muốn socola chỉ do hương vị vô cùng tuyệt vời của nó mà thôi.
Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phenylethylamine là một bằng chứng cho thấy socola có khả năng gây nghiện. Phenyletheylamine là một loại hợp chất hóa học có khả năng tái tạo các cảm xúc tương tự như cảm xúc đang yêu và được yêu, tuy nhiên, nồng độ thành phần này cũng khá cao trong một số loại thực phẩm khác như phô mai hay một số loại hoa quả. Một nghiên cứu khác tiến hành vào năm 1994 lại cho thấy những kết quả khá thú vị. Các đối tượng nghiên cứu được ăn bánh pancake mỗi khi họ lên cơn thèm socola. Một số chiếc bánh pancake này có chứa socola, một số thì chỉ là bánh thông thường. Kết quả cho thấy, sự suy giảm cơn thèm là như nhau ở cả hai nhóm sử dụng bánh pancake socola và bánh pancake thường.
Nghiên cứu này cho thấy, có lẽ cảm giác thèm muốn socola chỉ do hương vị vô cùng tuyệt vời của nó mà thôi. Sử dụng một cách vô tội và sẽ khiến bạn có nhiều nguy cơ mắc chứng đái tháo đường, rối loạn mỡ máu cũng như vô số các bệnh lý tim mạch khác, nhưng thi thoảng tự thưởng cho bản thân một khoảnh khắc khoái lạc với loại thức ăn này có lẽ cũng là điều nên làm.

11 sự thật thú vị ít biết về tờ 100 Đô la Mỹ
Có lẽ bạn biết tờ tiền 100 USD của Mỹ là loại tiền có mệnh giá lớn nhất ở Mỹ hiện nay. Bạn cũng có thể nhớ rằng tờ tiền này có hình ảnh khuôn mặt của Benjamin Franklin.

Sự khác nhau giữa những người dùng bán cầu não trái và phải
Bộ não của chúng ta được chia làm hai bán cầu, mỗi bên thực hiện các chức năng khác nhau. Và việc sử dụng nhiều bán cầu não phải hay trái nhiều hơn sẽ quyết định những kỹ năng và sở thích của chúng ta.

Xoáy nước là gì? Xoáy nước xuất hiện như thế nào?
Nước sông đang chảy xiết, khi tới trụ cầu thì bị cản, nên phải lùi lại sau. Nhưng phía sau lại là dòng nước đang cuồn cuộn chảy tới, kéo nó chảy theo.

Vì sao người Do Thái thông minh nhất thế giới?
Từ ngàn xưa, người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được.

Công dụng của bã cà phê
Nhiều người đã biết bã cà phê là loại “phân bón” rất tốt bởi nó làm giàu ni-tơ cho đất, nhưng có lẽ ít người biết rằng bã cà phê có nhiều công dụng hữu ích khác như khử mùi, đuổi kiến, làm mượt tóc...

Tại sao chúng ta thở ra carbon dioxide?
Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao cơ thể của chúng ta lại thải ra khí carbon dioxide (CO2) khi thở chứ không phải một loại khí nào khác?
