Đây là bức ảnh đầu tiên của "tác động ma quái" mà Einstein nói đến

Các nhà khoa học đã lần đầu tiên thu được hình ảnh hiện tượng rối lượng tử khi hai hạt photon tương tác và chia sẻ chung trạng thái vật lý.

Theo BBC, các nhà khoa học đã lần đầu tiên chụp được hình ảnh của hiện tượng rối hạt, hay còn gọi là rối lượng tử, khi hai hạt photon tương tác với nhau và cùng chia sẻ trạng thái vật lý. Hiện tượng tương tác này xảy ra bất chấp khoảng cách giữa hai hạt photon này lớn đến mức nào.

Để thu được hình ảnh, nhóm các nhà khoa học từ Đại học Glasgow đã phát minh ra hệ thống bắn ra một luồng ánh sáng chứa các hạt photon đã tương tác từ một nguồn ánh sáng lượng tử vào các vật thể "phi thông thường". Hình ảnh tương tác giữa các hạt photon được ghi lại trên các vật liệu tinh thể lỏng làm thay đổi pha của các photon khi chúng đi qua.

Đây là bức ảnh đầu tiên của tác động ma quái mà Einstein nói đến
Hình ảnh hiện tượng rối lượng tử do các nhà khoa học từ Đại học Glasgow thu được. (Ảnh: BBC).

Giáo sư Paul-Antoine Moreau từ Trường Vật lý và Vũ trụ, Đại học Glasgow, cho biết đây là hình ảnh minh chứng cho "một tính chất cơ bản của tự nhiên".

"Đây là một kết quả thú vị, có thể được sử dụng để thúc đẩy lĩnh vực điện toán điện tử mới nổi và mang lại những hình thức mới của hình ảnh", ông Moreau nói.

Khi còn sống, hiện tượng rối lượng tử được nhà vật lý Albeit Einstein mô tả là "tác động ma quái" và không thể tồn tại, bởi tính tức thời của sự tương tác giữa hai hạt photon, dù chúng có thể ở khoảng cách rất xa. Sự tương tác này cũng dường như đi ngược lại Thuyết Tương đối của Einstein.

Tuy nhiên, các nhà khoa học sau đó đã chứng minh sự tồn tại của hiện tượng rối lượng tử, trong đó nhà khoa học John Bell đã chính thức hóa khái niệm này bằng thí nghiệm miêu tả rõ những tính chất của rối lượng tử.

Rối lượng tử hiện được khai thác và ứng dụng trong các lĩnh vực như điện toán lượng tử và mật mã, tuy nhiên, người ta trước đây chưa từng chụp được hình ảnh của hiện tượng này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nga phóng kính viễn vọng không gian mới

Nga phóng kính viễn vọng không gian mới

Kính viễn vọng Spektr-RG được kỳ vọng có thể phát hiện 3 triệu hố đen siêu lớn cùng 100.000 cụm thiên hà mới trong thời gian hoạt động.

Đăng ngày: 15/07/2019
Vì sao nhiều người cho rằng phi hành gia Mỹ đặt chân lên Mặt trăng là giả mạo?

Vì sao nhiều người cho rằng phi hành gia Mỹ đặt chân lên Mặt trăng là giả mạo?

400.000 nhân viên và các cộng sự của NASA đã phải làm việc hết sức vất vả đưa tạo nên bước chân lịch sử của Neil Armstrong và Buzz Aldrin trên Mặt trăng, nhưng mọi chuyện bắt đầu khi có một người Mỹ tên Bill Kaysing tin đây là màn lừa bịp.

Đăng ngày: 13/07/2019
Trung Quốc công bố kế hoạch

Trung Quốc công bố kế hoạch "săn" người ngoài hành tinh bằng kính viễn vọng lớn nhất

Trung Quốc đã công bố kế hoạch mới nhất, tìm kiếm những hành tinh có sự sống ngoài hệ Mặt trời bằng cách dùng kính viễn vọng âm thanh lớn nhất thế giới để dò từ trường

Đăng ngày: 13/07/2019
NASA sắp phóng tàu vũ trụ nghiên cứu hố đen

NASA sắp phóng tàu vũ trụ nghiên cứu hố đen

Tên lửa Falcon 9 của SpaceX sẽ chở tàu vũ trụ NASA cùng đài thiên văn phân cực kế tia X để quan sát hố đen vào năm 2021.

Đăng ngày: 11/07/2019
Tàu thám hiểm Nhật Bản thu thập mẫu đá ở tiểu hành tinh Ryugu

Tàu thám hiểm Nhật Bản thu thập mẫu đá ở tiểu hành tinh Ryugu

JAXA cho biết tàu thám hiểm Hayabusa 2 của nước này đã bắt đầu quá trình hạ cánh xuống tiểu hành tinh Ryugu...

Đăng ngày: 11/07/2019
Siêu bão bụi

Siêu bão bụi "nuốt chửng" hàng xóm Trái đất?

ESA vừa phát hiện những siêu bão bụi xuất hiện gần Bắc Cực của Sao Hỏa và có thể nuốt chửng hoàn toàn hành tinh này một lần nữa.

Đăng ngày: 10/07/2019
Tương lai bất định của trạm vũ trụ ISS khi NASA trở lại Mặt trăng

Tương lai bất định của trạm vũ trụ ISS khi NASA trở lại Mặt trăng

Trạm vũ trụ Quốc tế (Trạm Không gian Quốc tế) đã 18 năm tuổi, đang phải hoạt động trong môi trường vũ trụ đầy khắc nghiệt và tiêu tốn mỗi năm hàng tỉ USD để vận hành.

Đăng ngày: 10/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News