Đây là cảm giác của tôi khi bị bóng đè và những gì khoa học nói về nó

Khi bị bóng đè, chỉ có cơ hoành hoạt động để hít thở. Bạn sẽ cảm thấy tức ngực như có ai đó đè mạnh lên mình.

Lần đầu tiên tôi bị bóng đè là mùa đông năm 2012. Đó là khi ông tôi vừa mới mất, tôi chuyển đến ở với bà để phần nào xoa dịu đi nỗi đau ấy. Sau 60 năm kết hôn, bà tôi không quen ở một mình và chắc cũng không thể chịu đựng được cái cảm giác buồn bã trong căn nhà trống trải.

Tôi muốn ở bên cạnh và giúp đỡ nhiều nhất có thể, nên đã chuyển vào phòng ngủ bỏ trống cạnh phòng bà. Đêm đến, tôi đưa bà vào giường, sửa soạn chăn gối và tắt đèn - một nhiệm vụ mà bà đã làm không biết bao nhiêu lần trong tuổi thơ của tôi.

Giờ đây, khi vai trò ấy bị đảo ngược lại khiến tôi buồn. Nhưng chính nỗi buồn đã cho tôi một động lực mạnh mẽ, để bảo vệ một trong những người phụ nữ quan trọng nhất trong cuộc đời mình. Tôi nằm trong phòng ngủ bên cạnh, lắng nghe bà tôi khóc.

Ngủ thiếp đi và chợt tỉnh dậy vài giờ sau đó, tôi cảm thấy ớn lạnh. Khi định kéo chăn lên, tôi nhận ra mình không thể cử động. Tôi bắt đầu hoảng sợ. Điều gì đang xảy ra với tôi vậy? Tại sao cơ thể tôi hoàn toàn tê liệt? Tôi đã cố gắng nâng cánh tay lên nhưng nó không hề nhúc nhích.

Đầu của tôi cũng bám chặt lấy gối, cơ thể bất động như bị đóng băng lại.

Tiếp đó, một áp lực xuất hiện trên ngực, nhấn tôi xuống. Càng hoảng hốt, tôi càng thấy khó thở. Giống kịch bản của một bộ phim kinh dị, tôi đã cố hét lên, nhưng chẳng có từ nào thoát ra được khỏi cổ họng.

Không thể cử động mắt, tôi chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc nhìn chằm chằm vào màn đêm. Không thể nhìn, nhưng vì một lý do nào đó, tôi cảm thấy đang có ai đó trong phòng cùng mình.

Có thứ gì đó vô hình và nó đang dày vò tôi, không chịu rời bỏ.

Sau vài phút, như ngỡ như đã vài tiếng đồng hồ, tôi đã có thể cử động trở lại. Cơ thể tôi run lên, bật đèn ngủ và tôi ngồi thẳng lên trên giường cho đến sáng.

Đây là cảm giác của tôi khi bị bóng đè và những gì khoa học nói về nó
Đây là cảm giác của tôi khi bị bóng đè và những gì khoa học nói về nó.

"Được rồi, hãy tưởng tượng này", tôi kể với một người bạn của mình vào tối hôm sau. "Tôi đi ngủ bình thường nhưng tỉnh dậy và Lord Voldemort đang ngồi xổm trên ngực tôi".

Cô ấy đã cười. "Ừm, anh có chắc đó không phải là một cơn ác mộng?". Tôi đã cân nhắc câu hỏi của cô ấy. Tôi đã từng gặp ác mộng trước đây, nhưng điều này có giống thế không? Nó khác. Nó đã thực sự xảy ra trong khi tôi tỉnh táo.

"Tôi không nghĩ vậy", câu trả lời cho cô bạn.

Nhận thức một cách sâu sắc thì tôi đã có ý thức, hoàn toàn tỉnh táo, chỉ là bị bất động trong một trạng thái như kéo dài vô tận.

Tôi kể chuyện này với một số người khác, và họ nói rằng có lẽ nỗi đau buồn từ cái chết của ông tôi đã đóng một vai trò quyết định. "Con đang trải qua một thời gian căng thẳng, con yêu" mẹ tôi nói. Như mọi khi, bà cố gắng hết sức để trấn an tôi.

Tôi không muốn sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ - có vẻ như không cần thiết phải mất thời gian cho việc đó - vì vậy tôi thử Google.

"Thức dậy, không thể cử động", tôi gõ vào ô tìm kiếm.

Ngay lập tức, tôi đã đọc được những câu chuyện của những người biết chính xác điều gì tôi đang nói đến. "Mẹ xem này", tôi nói với bà. "Rất nhiều người trên internet cũng đã trải qua điều này”.

Bình tĩnh lại và thở phào, tôi nhận ra rằng tất cả chúng tôi không hề bất bình thường, mơ hoặc muốn trêu đùa mọi người: Chúng tôi bị bóng đè.

Chứng bóng đè xảy ra khi tâm trí đã thức dậy nhưng cơ thể vẫn còn ngủ. Điều này gây ra trạng thái bất động tạm thời và trong nhiều trường hợp, xuất hiện cả những ảo giác dữ dội. Đối với một số người, tê liệt chỉ kéo dài vài giây, nhưng đối với một số người khác là vài phút.

Adrian Williams - giáo sư chuyên môn về giấc ngủ tại trường King's College London, cho biết tình trạng bóng đè khi ngủ là một "hiện tượng bình thường, không hề nguy hiểm nhưng cũng đáng lo ngại".

Khi ngủ, cơ thể chúng ta luân phiên giữa giấc ngủ REM (ngủ sâu trong đó mắt đảo liên tục) và giấc ngủ của NREM (không phải ngủ REM). Trong giai đoạn REM, bộ não của chúng ta hoạt động rất tích cực. Kết quả của điều đó là những giấc mơ phức tạp nhất của chúng ta xảy ra trong giai đoạn ngủ REM.

"Trong giấc mơ, cơ thể bị khóa liệt lại để ngăn cản bạn thực hiện các động tác thật trong giấc mơ của mình. Thỉnh thoảng cơ thể bị nhầm lẫn, bộ não tỉnh dậy nhưng tình trạng tê liệt vẫn còn", giáo sư Williams nói.

Tình trạng này gần như luôn luôn đi kèm với cảm giác bị đè mạnh lên ngực.

Dĩ nhiên, không có khả năng hít thở làm cho mọi người cảm thấy sợ hãi và tuyệt vọng. Giáo sư Williams cho biết: "Vì tình trạng tê liệt, cơ hô hấp duy nhất hoạt động là cơ hoành, mọi người sẽ thường có cảm giác hít thở không đủ, vì cơ ngực không hoạt động”.

Khoảng một nửa dân số đã từng trải qua cảm giác bóng đè, ông nói. Một số sẽ gặp bóng đè thường xuyên, những người khác thì chỉ một hoặc hai lần trong đời.

Đây là cảm giác của tôi khi bị bóng đè và những gì khoa học nói về nó
Khi bị bóng đè, chỉ có cơ hoành hoạt động để hít thở, nên bạn cảm thấy tức ngực như có ai đó đè mạnh lên mình.

Những nỗ lực đi tìm kiếm phương pháp điều trị bóng đè là tương đối ít. Trung tâm Giấc ngủ London chỉ tiếp nhận trung bình một bệnh nhân bị bóng đè mỗi tháng.

"Đến thời điểm một người quyết định đi khám bác sĩ, tình trạng bóng đè của họ đã xảy ra thường xuyên", giáo sư Williams nói. "Bệnh nhân thường không biết rằng họ đang bị bóng đè, đó là lý do họ đến gặp bác sĩ".

Bóng đè thường liên quan đến chứng ngủ rũ, tình trạng hiếm xảy ra nhưng ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh chu kỳ thức-ngủ của não bộ. Williams ước tính hai phần ba số người nghiện ma túy cũng bị bóng đè.

Theo thông tin từ Cơ quan Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, tình trạng bóng đè có thể bắt nguồn từ lo lắng, căng thẳng và trầm cảm – điều này giải thích tại sao lần đầu tiên tôi gặp bóng đè là trong khi đang rất đau buồn.

Những người thường xuyên ngủ sai giấc có nhiều nguy cơ hơn những người khác, nhất là trong khoảng thời gian họ mới đi ngủ và sắp sửa thức dậy.

"Không có thuốc kháng sinh nào có thể làm bóng đè biến mất", giáo sư Williams nói. "Điều đầu tiên cần làm là tập trung cải thiện chất lượng giấc ngủ".

Giáo sư Williams nói rằng bóng đè có thể di truyền qua các thế hệ, nhưng không liên quan đến giới tính. "Tôi đã nhìn thấy ba hoặc bốn gia đình mà các thành viên thuộc thế hệ khác nhau gặp bóng đè", ông nói.

Nhiều nền văn hóa trên thế giới đã đổ lỗi cho những sinh vật bí ẩn như những bà phủ thùy già hoặc những con quỷ trong phòng là thứ gây ra bóng đè.

Như bức tranh "The Nightmare" vẽ năm 1781 của Henry Fuseli: Ông mô tả một người phụ nữ đang nằm ngủ, bất động trên giường vì có một con quỷ ngồi trên ngực cô.

Ở Thái Lan, một số người tin rằng khó thở vào ban đêm là do hồn Phi Am - một con ma nằm trên ngực của bạn và muốn nghiền nát bạn.

Đảo Guam có những huyền thoại về Taotomona, một con ma cà rồng trong rừng muốn bảo vệ Trái Đất. Những người không tôn trọng hòn đảo sẽ bị bóp nghẹt trong giấc ngủ, truyền thuyết kể lại.

Giáo sư Williams nói rằng bóng đè xảy ra thường xuyên hơn khi nằm ngửa. Do đó, vấn đề có thể khắc phục một phần bằng cách nằm nghiêng khi ngủ. Ông nói có thể chấm dứt tình trạng bóng đè của một người bằng cách chạm họ. Vì vậy người ngủ cùng bạn có thể can thiệp trong trường hợp cần thiết.

Khi bóng đè xảy ra thường xuyên hơn và những nỗ lực tránh nó không thành công, giáo sư Williams nói, thuốc chống trầm cảm đôi khi được kê cho người đó, không nhất thiết là vì họ bị trầm cảm nhưng để ngăn chặn giấc ngủ REM.

Một số người đã nói với tôi rằng họ đôi khi có thể nháy mắt để thoát khỏi trạng thái bóng đè. Những người khác nhận thấy rằng từ từ di chuyển ngón tay và ngón chân cũng giúp phá vỡ tình trạng này.

Đây là cảm giác của tôi khi bị bóng đè và những gì khoa học nói về nó
Bức tranh "The Nightmare" vẽ năm 1781 của Henry Fuseli.

Kể từ đêm đầu tiên vào năm 2012, tôi đã trải qua chứng bóng đè ít nhất 10 lần. Một lần tôi bị tê liệt tới 3 lần trong một đêm duy nhất. Thật đáng sợ và nó khiến tôi kiệt sức.

Bây giờ, tôi tránh caffein trước khi đi ngủ và nghe nhạc thư giãn trong khi ngủ. Tôi cũng giữ một quyển nhật ký, trong đó có mô tả về những giấc ngủ của tôi. Lần gần đây nhất tôi gặp bóng đè là trong kỳ nghỉ Giáng Sinh. Đây là một đoạn trích từ cuốn nhật ký:

3:30 sáng

Tôi đang ở trong một căn phòng với một người đàn ông mà tôi không biết. Anh ấy hỏi liệu tôi có muốn uống một ly rượu, tôi nói có. Nhưng khi anh ấy ra khỏi phòng để lấy cho tôi một ly, anh ấy đột nhiên tắt điện và để tôi lại trong bóng tối.

Ngay lập tức, tôi cảm thấy không thoải mái, đã đến lúc về nhà rồi... nhưng tôi khựng lại bởi đột nhiên có nhiều người khác trong phòng và chắn hết lối đi. Họ tự dưng xuất hiện từ bóng tối và bắt đầu chụp lấy tôi. Họ kéo ngón tay của tôi, nắm lấy cổ tay của tôi, họ kéo tóc tôi cho đến khi chúng bung ra từng mảng rơi xuống dưới sàn. Tôi đông cứng lại, không thể trốn thoát. Biến thành một tù nhân.

Những kẻ tấn công tôi biến mất và ánh đèn trở lại, nhưng tôi vẫn đang mắc kẹt trên sàn của căn phòng xa lạ này. Tôi nằm ngửa, không thể hét lên. Tôi cố hét lên nhưng chẳng có gì xảy ra. Tôi bắt đầu đấm tay không vào mặt một chiếc bàn gỗ, tuyệt vọng để thu hút sự chú ý của mọi người đến mình.

Bang bang bang. Tay tôi chuyển sang màu tím, nó chảy máu. Tôi đấm vào bàn cho đến khi trên da tôi thủng hẳn một lỗ và có thể nhìn thấy xương bên dưới. Không ai nghe tôi và không ai đến.

Giấc mơ qua nhanh như khi nó bắt đầu. Tôi tỉnh dậy và vẫn còn an toàn ở nhà. Ngón tay của tôi không bị gãy và không có ai khác trong phòng. Tôi kiểm tra tay tôi. Nó lạnh nhưng không chảy máu. Bóng đè lại xảy ra một lần nữa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News