Đây là lý do mà NASA sẽ in 3D nội tạng người trên vũ trụ

Tại sao phải là vũ trụ? Ở dưới đất không phải tiện hơn à?

Công nghệ in 3D đang có những bước tiến bộ vượt bậc. Từ các vật dụng thông thường như cốc, chén, chai lọ, đến nhà cửa, thậm chí là chân tay giả cũng có thể in 3D, tạo ra bước ngoặt trong ngành công nghiệp vật liệu thế giới.

Duy chỉ có nội tạng con người là chúng ta vẫn gặp nhiều khó khăn. Các nhà khoa học đã thử rất nhiều lần, nhưng kết quả đa phần là không thành công. Đặc biệt các cơ quan có cấu trúc phức tạp như tim hoặc phổi thường không giữ nguyên được kết cấu do trọng lượng dồn quá nặng khi in.

Đây là lý do mà NASA sẽ in 3D nội tạng người trên vũ trụ
Các chuyên gia từ NASA đã quyết định thử nghiệm tạo ra tim trên trạm vũ trụ quốc tế ISS.

Muốn thay đổi tình trạng này, chúng ta sẽ phải đầu tư vào một hệ thống in 3D thế hệ mới, phức tạp hơn và đắt tiền hơn. Nhưng một số nhà khoa học lại có ý tưởng khác, đó là liệu chúng ta có thể in 3D nội tạng người trên môi trường vô trọng lực được không?

Và thế là các chuyên gia từ NASA đã quyết định thử nghiệm tạo ra tim trên trạm vũ trụ quốc tế ISS. Nếu thành công, đây thực sự sẽ là bước ngoặt lớn đối với ngành y khoa quốc tế.

Thử nghiệm in 3D tim người trên vũ trụ - bước ngoặt lớn của y khoa

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên ý tưởng in 3D nội tạng trong môi trường vi trọng lực được đưa ra. Mới đây nhất là ý tưởng của Techshot, một startup đang hợp tác cùng NASA để xây dựng máy in 3D sinh học, rồi chuyển nó lên ISS vào tháng 5/2019.

Theo BBC đưa tin, công ty dự tính sẽ dành một năm kế tiếp để thử nghiệm xem máy hoạt động như thế nào trên vũ trụ. Sau khi thu được kết quả, giới chuyên gia mới tập trung thực sự vào việc in tế bào tim.

Đây là lý do mà NASA sẽ in 3D nội tạng người trên vũ trụ
Những quả tim được in 3D được kỳ vọng sẽ phù hợp với mọi bệnh nhân.

"Sau khi thử nghiệm được hoàn tất, chúng tôi sẽ mở một chương trình cho phép các nhà nghiên cứu khác tiếp cận thiết bị này" - Rich Boling, phó chủ tịch của Techshot chia sẻ. Boling cho biết sau khi thử nghiệm, công ty sẽ đưa máy về Trái đất để điều chỉnh và tối ưu hóa trước khi tiếp tục gửi lên vũ trụ để in các mẫu mô phức tạp hơn.

Và nếu tất cả thành công, thì đây chắc chắn là giải pháp cho nhu cầu cấy ghép nội tạng đang ngày một tăng lên của con người. Không chỉ giúp giảm thời gian chờ, những quả tim được in 3D được kỳ vọng sẽ phù hợp với mọi bệnh nhân, vì sử dụng chính tế bào gốc của họ để chế tạo.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hệ thống laser 100 gigawatt sẽ là nguồn năng lượng đưa ta du hành sang hệ sao khác

Hệ thống laser 100 gigawatt sẽ là nguồn năng lượng đưa ta du hành sang hệ sao khác

Sức mạnh khủng khiếp của hệ thống laser 100 gigawatt sẽ biến Trái Đất thành một ngọn hải đăng, thắp sáng cả một góc Ngân hà.

Đăng ngày: 24/01/2019
Những bức ảnh đầu tiên được gửi về từ vệ tinh MicroDragon

Những bức ảnh đầu tiên được gửi về từ vệ tinh MicroDragon

Vệ tinh MicroDragon của Việt Nam đã chụp được những bức ảnh thử nghiệm đầu tiên tại khu vực nước Mỹ, Australia và gửi về trạm mặt đất.

Đăng ngày: 24/01/2019
Hình ảnh tuyệt đẹp chưa từng có trong lần nguyệt thực toàn phần vừa xảy ra

Hình ảnh tuyệt đẹp chưa từng có trong lần nguyệt thực toàn phần vừa xảy ra

Hình ảnh một mảnh vỡ không gian lao qua Mặt Trăng vào thời điểm xảy ra nguyệt thực toàn phần hôm 20/1 khiến cho lần Siêu trăng máu đầu năm 2019 đi vào lịch sử.

Đăng ngày: 24/01/2019
Bên trong khách sạn vũ trụ đầu tiên, khách ngắm Mặt trời mọc 16 lần/ngày

Bên trong khách sạn vũ trụ đầu tiên, khách ngắm Mặt trời mọc 16 lần/ngày

Khách sạn đầu tiên trên vũ trụ mang tên Rạng đông (Aurora Station) sẽ được phóng lên quỹ đạo năm 2021 và dự kiến đón khách vào năm tiếp theo với mức giá 9,5 triệu USD/người.

Đăng ngày: 23/01/2019
Những ngôi sao đang biến thành tinh thể trên bầu trời

Những ngôi sao đang biến thành tinh thể trên bầu trời

Nhiều ngôi sao khác có thể nhìn thấy được trên bầu trời đêm, khi chúng không bị lu mờ đi dưới ánh sáng của mặt trời. Và trong số đó, sao lùn trắng là một trong những vật thể lâu đời nhất trong vũ trụ.

Đăng ngày: 23/01/2019
Sau MicroDragon, Việt Nam tiếp tục chế tạo vệ tinh nào?

Sau MicroDragon, Việt Nam tiếp tục chế tạo vệ tinh nào?

Việt Nam đang nghiên cứu, phát triển NanoDragon và dự kiến vệ tinh này sẽ vào không gian năm 2020 hoặc 2021 tuỳ vào lịch phóng tên lửa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 23/01/2019
Nga phát hiện tiểu hành tinh khổng lồ đe doạ Trái đất

Nga phát hiện tiểu hành tinh khổng lồ đe doạ Trái đất

Các nhà khoa học Nga vừa xác định một tiểu hành tinh đang bị hấp dẫn mạnh mẽ bởi Trái đất và có rất nhiều cơ hội tiếp cận gần, thậm chí là lao thẳng vào chúng ta.

Đăng ngày: 23/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News