Đây là nguyên nhân về sự khác biệt giữa 2 mắt con người
Một khám phá mới lạ về mắt người: Sự khác biệt giữa mắt phải và mắt trái...
Trước tiên, chúng ta hãy cùng nhau thực hiện thí nghiệm nhỏ này nhé!
Bạn hãy nhắm một mắt lại. (Lưu ý là chỉ nhắm một mắt thôi nhé).
Mắt người ẩn chứa nhiều điều thú vị.
Quan sát mọi thứ xung quanh thì chúng ta thấy:
Nếu bạn nhắm mắt phải, mọi vật bạn nhìn thấy như chuyển sang gam màu lạnh hơn. Ví dụ, những bức tường trắng sẽ được phủ một lớp màu xanh dương hoặc xanh lục.
Còn nếu bạn nhắm mắt trái, mọi thứ xung quang lại chuyển sang gam màu nóng hơn, như thể là được đặt vào một lớp kính xanh xám.
Hiệu ứng này cực kỳ, cực kỳ huyền ảo!
Nó không giống như mắt chúng ta được bao phủ một lớp kính 3D xanh-đỏ.
Nhưng chúng ta cảm thấy giống như là có người nào đó đã kéo thanh trượt chỉnh sửa trong Photoshop và điều chỉnh màu sắc trong mỗi mắt chúng ta chỉ với một nấc nhỏ.
Mỗi mắt cảm nhận được những màu sắc khác nhau là rất bình thường.
Câu hỏi: Liệu có phải mắt bên trái và mắt bên phải của chúng ta nhận được những màu khác nhau đôi khi bất ngờ xuất hiện trên Quora, Reddit và một số diễn đàn mạng khác.
Hãy cùng nghe các chuyên gia nhãn khoa nói về gì điều kì lạ trong mắt người này nhé!
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều trả lời rằng mỗi mắt cảm nhận được những màu sắc khác nhau là rất bình thường.
Steven Shevell, một giáo sư về nhãn khoa và tâm lý học ở trường Đại học Chicago (Mỹ), đã tiến hành kiểm tra khả năng nhận dạng màu của một số người.
Ông đã đưa mọi người đến một phòng thí nghiệm và dần dần thay đổi màu sắc ánh sáng cho đến khi họ nhận ra sự khác nhau.
"Cả hai mắt vẫn nhận ra sự khác biệt nhỏ về màu sắc nhưng ở trong mức độ bình thường [nghĩa là không phải mù màu]", giáo sư Shevell cho biết.
Thí nghiệm này cũng cho thấy mọi người nhận dạng màu sắc rất chuẩn, cho dù sự khác biệt ở đây là tương đối nhỏ.
Tóm lại, chúng ta không phải là người cân đối hoàn toàn.
Chỉ đơn giản như các ngón tay của bàn tay phải có thể có chút ngắn hơn so với những ngón tay bàn tay trái. Tương tự, mắt trái và mắt phải cũng có sự hơi chênh lệch.
Mắt trái và mắt phải cũng có sự hơi chênh lệch.
Nhận thức về màu sắc là một quá trình phức tạp chứa nhiều điều bất ngờ.
Nó không chỉ là những tính chất vật lý của ánh sáng vào mắt chúng ta thông qua một thấu kính.
Nó là cơ quan nhận cảm sinh học "bí ẩn" của mắt chúng ta, và được một con đường nhỏ trung gian phán đoán và cảm nhận chúng.
"Những sự khác nhau tuy nhỏ so với sự sắp xếp của màu sắc mà chúng ta nhìn thấy, nhưng đủ lớn để là thước đo sai số", David Brainard, một nhà tâm lý học của trường Đại học Pennsylvania (Mỹ), người nghiên cứu khả năng nhìn của con người cho biết.
Giáo sư Brainard nói rằng: "Sự khác nhau này không phải là do cấu tạo hóa học của các màu sắc, mà là do mật độ của những thành phần màu sắc tạo thành. Những màu sắc nhận được là một phản ứng chuyển hướng rất nhẹ với ánh sáng có những bước sóng khác nhau".
Màu sắc cũng đóng một vai trò nhỏ. Jonathan Winawer, một giáo sư ngành tâm lý học và thần kinh học ở trường Đại học New York (Mỹ) nêu ý kiến:
"Nói chung, thủy tinh thể trong mắt chúng ta càng ngày càng vàng khi chúng ta già (chủ yếu do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời), khiến càng ít ánh sáng xanh tới được võng mạc".
Điều đó có nghĩa là một mắt sẽ nhận dạng màu vàng nhanh hơn mắt kia.
Phần quan trọng nhất, não có thể "bồi thường" cho sự khác nhau sinh lý học giữa 2 mắt, Don MacLeod một nhà tâm lý học ở trường Đại học UC San Diego (Mỹ) người nghiên cứu thị giác của con người, giải thích.
"Tuy nhiên, sự bù đắp này có thể không hoàn hảo", ông cho hay.
Nhà nghiên cứu này cũng chỉ thêm rằng:
Có một vài điều kiện y tế mang đến những thay đổi bất ngờ trong việc nhận dạng màu sắc: Một mắt có và một mắt không.
Vì vậy, nếu bạn cảm thấy có điều gì đó bất thường với thị giác của mình, hãy đến gặp bác sĩ. Đừng chỉ nghiên cứu thông tin trên internet!
Cũng có thể chỉ một mắt bị mù màu, nhưng trường hợp này cực kỳ hiếm.

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?
Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?
Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản
Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Lịch sử phát triển xe đạp
Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Bí quyết sút phạt đền hoàn hảo
Phương án tối ưu cho cầu thủ sút phạt đền là nhắm lấy một điểm rồi đá vào, đồng thời coi như thủ môn không tồn tại.

Ngồi đâu trên máy bay an toàn nhất?
Nếu di chuyển bằng máy bay, bạn có biết ghế ngồi nào là an toàn nhất? Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số chỗ trên máy bay có tỷ lệ sống sót cao nhất.
