Đây mới là lý do thật sự khiến bạn không nên nuốt kẹo cao su

Người ta đồn rằng một miếng kẹo cao su có thể tồn tại trong ruột của bạn đến 7 năm, nghe giống với ngưu hoàng đấy, ngoài trừ việc nó chẳng có công dụng đông y nào. Tất nhiên là thông tin này không chính xác. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể nuốt kẹo cao su, hay nhổ bừa bãi. Nơi duy nhất nên bỏ bã kẹo cao su là thùng rác, vì nó cực kỳ có hại cho môi trường.

Chủ đề này ập đến khi tôi đang đọc một bài viết về cách làm thế nào để biết bạn là một tên khốn. Một bạn đọc đã thắc mắc rằng vì sao vợ/chồng họ lại chế giễu khi họ nhổ kẹo cao su xuống đất, nó có hại gì đâu? Rồi nó cũng sẽ phân hủy mà. Trừ khi nó hoàn toàn không thể.

Chúng ta nhai kẹo cao su, nhưng nó lại không phải thức ăn. Kẹo cao su được làm từ một nguyên liệu tổng hợp có tên polyisobutylene, chất này cũng được sử dụng để làm ruột bánh xe. Dạ dày của chúng ta không thể tiêu hóa và chúng cũng không thể bị phân hủy sinh học trong môi trường tự nhiên. Và như trang How Stuff Works từng đăng, "một khi đã là kẹo cao su, thì mãi mãi là kẹo cao su".


Bã kẹo cao su bám trên mặt đường. (Ảnh: Getty Images).

Đừng nhổ kẹo cao su bừa bãi

Số lượng kẹo cao su mà người Mỹ tiêu thụ mỗi năm rất lớn, trung bình khoảng 300 thanh mỗi người, và những cái miệng nhóp nhép đó đã cung cấp năng lượng cho một nền công nghiệp toàn cầu trị giá 19 tỉ USD. Rất nhiều bã kẹo cao su kết thúc phận sự của nó bẹp dí trên mặt đường hay mặt đất. Vì sao nó lại có hại cho môi trường?

Kẹo cao su giống như nhựa thải vậy, rất khó hoặc không thể tái chế và gần như nó tồn tại rất lâu ở bất cứ môi trường nào. Nếu bạn nhổ kẹo cao su trên mặt đường, nó sẽ nằm ở đó mãi mãi, trừ khi có người dọn nó đi. Nhiều thành phố đã chi rất nhiều tiền để làm việc này. Trong một bài phỏng vấn trên trang The Atlantic, đạo diễn bộ phim Dark Side of the Chew, Andrew Nisker cho biết chính phủ Anh đã chi khoảng 56 triệu bảng Anh mỗi năm để dọn bã kẹo cao su; ở Mỹ, chi phí dọn dẹp do chủ bất động sản chi trả. Bạn có bao giờ đi trên đường và thắc mắc những đốm đen trên vỉa hè không? Đó là những bã kẹo cao su cũ.

"Các loại kẹo cao su hiện đại được làm từ polyme tổng hợp, về cơ bản đó là nhựa và cao su nhân tạo, chúng không thể phân hủy sinh học… Trước đây, kẹo cao su được làm từ các chất tự nhiên và chúng có thể phân hủy sinh học nhờ vi khuẩn. Nhưng các loại kẹo cao su hiện nay không tạo được môi trường phù hợp cho vi khuẩn làm việc… Vì vậy, để dọn sạch bã kẹo khỏi đường phố, bạn cần phải thổi bay chúng bằng tia nước nóng và hơi nước, cộng thêm một số chất hóa học để phân rã chúng. Việc vệ sinh rất tốn thời gian và cả tiền bạc", Nisker cho biết.


Tẩy rửa bã kẹo cao su bám trên mặt đường. (Ảnh: BBC).

Ngoài vấn đề mĩ quan, kẹo cao su còn là tin xấu đối với loài chim. Nếu các loài chim nuốt phải kẹo cao su, chúng có thể sẽ tử vong. Vấn đề này đang rất cấp bách trước tình hình các quần thể chim tại Bắc Mỹ đang suy giảm mạnh.

Cũng đừng nuốt chúng

Nếu không thể nhổ ra đường, vậy tại sao chúng ta không nên nuốt bã kẹo cao su? Mặc dù đúng là bã kẹo cao su sẽ không bị kẹt lại trong ruột của bạn, có nghĩa là nó sẽ đi thẳng ra ngoài cùng với phân mà không bị tiêu hóa. Và dù kẹo cao su có được bọc bởi phân thì nó vẫn là kẹo cao su, đúng vậy đấy. Giả sử chúng không tích tụ và làm tắt nghẽn đường ống chất thải nhà bạn (kết quả sẽ là một hóa đơn sửa chữa khá đắt đỏ) thì chúng cũng sẽ đi dạo trong các đường ống và đến nhà máy xử lý chất thải. Vì kẹo cao su không thể tan trong nước nên chúng có thể bám theo nhiều thứ và lẫn vào trong nước thải, góp phần tạo nên một dạng chất rắn được gọi là "fatbergs"  (là một khối tích tụ trong hệ thống cống, hình thành do sự kết hợp của các chất rắn không thể phân hủy sinh học có trong nước thải) khiến nhiều nhiều đơn vị xử lý chất thải phải đau đầu. Kẹo cao su còn có thể đi vào hệ thống dẫn nước và trôi ra biển, tại đây chúng sẽ có tác động tiêu cực đến môi trường như các loại vi nhựa khác.

Hãy gói bã kẹo cao su lại và cho vào thùng rác

Cách duy nhất bạn nên xử lý bã kẹo cao su là gói chúng lại và bỏ vào thùng rác. Chắc chắn chúng vẫn sẽ tồn tại mãi mãi trong bãi rác cùng với tất cả những loại rác không thể phân hủy khác, nhưng ít nhất thì bạn sẽ không góp phần hủy hoại môi trường hay hại chết một chú chim khi làm vậy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật

Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật

Không cần chặt cây vẫn lấy được gỗ, kỹ thuật cổ xưa của người Nhật khiến thế giới kinh ngạc

Đăng ngày: 02/07/2025
Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Đăng ngày: 02/07/2025
Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Đăng ngày: 02/07/2025
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/07/2025
8 siêu năng lực

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra

Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.

Đăng ngày: 02/07/2025
Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở

Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở

Hai ngàn năm trước, các du khách cổ đại đã đến một ngôi đền Hi Lạp-La mã ở Hierapolis (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ), nằm bên trên một chiếc hang được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới bên kia.

Đăng ngày: 02/07/2025
1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

Tấc, ly, phân, thước là những đơn vị đo chiều dài những đồ vật có kích thước nhỏ khá quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta thời kỳ Cổ Đại.

Đăng ngày: 02/07/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News