Đề nghị hoãn xây đập thủy điện trên sông Mekong

Đề nghị hoãn xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong ít nhất 10 năm là ý kiến thống nhất được đưa ra tại Hội thảo quốc gia về Phổ biến, tác động của phát triển thủy điện trên dòng chính sông Mekong.

>>> Tiếp tục hoãn kế hoạch xây đập tại Lào

Hội thảo do Ủy ban sông Mekong Việt Nam phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức tại thành phố Cần Thơ ngày 20/12.

Hội thảo thu hút đông đảo đại biểu là các nhà khoa học, lãnh đạo các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tham dự.

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe nhóm tư vấn quốc gia Đánh giá môi trường chiến lược 12 đập thủy điện dòng chính Mekong, thông tin về tình hình phát triển thủy điện ở lưu vực sông Mekong, triển khai nghiên cứu tác động của 12 đập thủy điện dòng chính sông Mekong…

Từ đó, các đại biểu thống nhất cao với Nhóm tư vấn quốc gia Đánh giá môi trường chiến lược 12 đập thủy điện dòng chính Mekong đề xuất phương án đề nghị hoãn giai đoạn xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính ít nhất 10 năm để có thêm thời gian nghiên cứu và tham vấn rộng rãi, xác định rõ về mặt lợi, hại khi xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong.

Đánh giá về tác động của 12 đập thủy điện dòng chính sông Mekong, ông Lê Đức Trung, Chánh văn phòng Ủy ban sông Mekong Việt Nam khẳng định qua đợt tham vấn quốc gia của Việt Nam và trong lưu vực sông Mekong đều phản ánh mối quan ngại sâu sắc của các cộng đồng địa phương, tổ chức xã hội về việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, hệ sinh thái trong lưu vực sông Mekong nói chung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.

Nếu tiếp tục triển khai xây dựng đập trên dòng chính sông Mekong thì vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chịu những bất lợi về hoạt động dòng chảy, suy giảm sản lượng thủy sản và nông nghiệp, suy giảm lượng phù sa, ảnh hưởng môi trường sinh thái.

12 thủy điện trên dòng chính sông Mekong nếu được “mọc” lên sẽ không chỉ ảnh hưởng đến Đồng bằng sông Cửu Long mà các nước như Lào, Campuchia cũng phải đối mặt với nhiều hệ luỵ khôn lường.

Cụ thể, 12 đập thủy điện sẽ nhấn chìm 25.000ha đất rừng và 8.000ha đất canh tác; các hồ chứa sẽ thay đổi cảnh quan các thung lũng sông Mekong và bị nước ngập sâu quanh năm; 150.000ha đất canh tác ven sông bị ảnh hưởng bởi 996km hồ chứa của 11 đập thủy điện đồng thời khiến hơn 450.000 gia đình ở các nước Lào, Campuchia sẽ mất điều kiện sinh kế…

Loading...
TIN CŨ HƠN
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 07/03/2025
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 30/06/2024
Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Phát hiện mới này, nó chính thức san bằng số lượng tinh cầu xoay một ngôi sao với hệ Mặt trời của chúng ta.

Đăng ngày: 25/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News