Đề phòng tình trạng ăn phải nấm độc chết người
Nấm độc có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe và cả tính mạng của chúng ta.
>>> Đề phòng ngộ độc khi chọn mua nấm kim châm
Nấm độc và những lầm tưởng “sai bét”
Nấm là một loại thực phẩm rất phổ biến, tuy nhiên, ngoài các loại nấm được sử dụng cho các bữa ăn còn có các loại nấm gây độc. Việc phân biệt giữa nấm độc và không độc rất khó, thậm chí là không thể phân biệt được, nhất là các loại nấm mọc hoang ở vườn, ruộng, nấm hái trong rừng...
Rất nhiều người thường có những lầm tưởng về nấm độc như nấm độc là loại nấm có màu sặc sỡ; nấm bị sâu bọ ăn là nấm không độc; thử nấm bằng thìa, đũa, dây chuyền có thể phát hiện nấm độc; thử cho động vật (chó, mèo) ăn sau 1 – 2 giờ, nếu không có vấn đề gì thì đó là nấm không độc… Đây là những lầm tưởng “sai bét”.
Các chất độc có trong nấm có thể phát tác ngay sau khi ăn, nhưng có những loại gây phản ứng sau tận 12 – 24 giờ.
Một số loại nấm có màu trắng hoặc có màu giống nấm thường nhưng vẫn có thể gây độc. Các chất độc có trong nấm có thể phát tác ngay sau khi ăn, nhưng có những loại gây phản ứng sau tận 12 – 24 giờ. Các độc tố có trong nấm cũng không tác dụng với bạc nên không gây đổi màu. Vì thế, việc thử độc tố trong nấm bằng các cách như cho chó, mèo ăn hay dùng bạc không mang lại kết quả chính xác.
Không chỉ các loại nấm độc mới có thể gây ra ngộ độc. Một số loại nấm không độc thường dùng làm thực phẩm cũng có thể sản sinh ra chất độc nếu chúng ta để quá lâu hay làm dập, nát. Vì thế, bạn cần hết sức thận trọng khi dùng nấm làm thực phẩm.
Dấu hiệu ngộ độc nấm
Nhóm gây ngộ độc sớm
Với một số loại nấm gây ngộ độc sớm, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như giãn mạch, vã mồ hôi, chảy nước mắt, nước dãi, tiêu chảy, nôn mửa, hạ huyết áp… Một số trường hợp còn có các biểu hiện như giãy giụa, co giật, mê sảng, đồng tử giãn, đỏ da, niêm mạc miệng và mắt khô, có các ảo giác như nhìn thấy các đốm sáng hoặc các vạch nối nhau chạy trước mắt…
Một số loại nấm có màu trắng hoặc có màu giống nấm thường nhưng vẫn có thể gây độc.
Nhóm gây ngộ độc chậm
Nhóm gây ngộ độc chậm thường rất nguy hiểm do dấu hiệu ngộ độc chỉ xuất hiện sau 6 – 12 giờ, thậm chí là 40 giờ. Các biểu hiện thường gặp ở nhóm này là đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy nhiều, nước tiểu vàng, chảy máu chân răng, ra máu cam, đi ngoài ra máu… Với nhóm gây ngộ độc chậm, bệnh nhân tử vong rất nhanh chỉ sau vài ngày do suy gan, chảy máu nhiều, co giật…
Cách xử lý
Theo các chuyên gia y tế, khi có các dấu hiệu ngộ độc nấm, chúng ta cần uống ngay than hoạt tính để thải độc rồi đưa đến các cơ sở y tế cấp cứu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các bạn tuyệt đối không nên ăn những loại nấm mọc hoang, nấm không rõ nguồn gốc… Với các loại nấm được dùng làm thực phẩm đã được đảm bảo là nấm không độc, chúng mình cũng chỉ nên ăn khi nấm còn tươi nhé!

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn
Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Hiểm họa chết người từ methanol trong rượu lậu
Chất độc methanol phổ biến trong rượu lậu chỉ khác ethanol ở số lượng nguyên tử carbon và hydro nhưng có thể gây chết người với liều lượng nhỏ.
