Đêm mai Đài thiên văn Hòa Lạc tổ chức quan sát Nguyệt thực

Hơn 100 bạn trẻ yêu thích khoa học vũ trụ đăng ký tham gia khám phá bầu trời và quan sát Nguyệt thực một phần vào đêm 16/7.

Sự kiện Thiên văn học "Nguyệt thực một phần" được Trung tâm Vũ trụ Việt Nam phối hợp với Hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội tổ chức đêm 16, rạng sáng 17/7 tại Đài Thiên văn Hòa Lạc (Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội). Đây là một trong những sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động khám phá kiến thức thiên văn học từ những phương pháp đơn giản, gần gũi kết hợp với việc sử dụng thiết bị hiện đại nhằm khơi dậy niềm yêu thích khoa học vũ trụ và truyền cảm hứng cho tất cả các em học sinh, sinh viên.

Đêm mai Đài thiên văn Hòa Lạc tổ chức quan sát Nguyệt thực
Kính thiên văn quang học đường kính 0,5m đặt trên đài quan sát để tìm hiểu bầu trời. (Ảnh: Giang Huy).

Nguyệt thực lần này sẽ hiện diện ở hầu hết khu vực châu Âu, châu Phi, vùng trung tâm Châu Á (bao gồm Việt Nam), và Ấn Độ Dương. Tại Việt Nam có thể quan sát được từ sau nửa đêm, trong đó nguyệt thực nửa tối bắt đầu từ 1h43, nguyệt thực một phần bắt đầu lúc 3h01, nguyệt thực đạt cực đại lúc 4h30. Mặt Trăng lặn lúc 5h28, trước khi nguyệt thực một phần kết thúc.

Theo Ban tổ chức, đã có hơn 100 bạn trẻ yêu khoa học vũ trụ đăng ký tham dự chương trình. Trước khi quan sát nguyệt thực, những người tham gia được học bài "Quan sát bầu trời đêm tháng 7"; xem phim khoa học trong nhà chiếu hình vũ trụ; hướng dẫn quan sát bầu trời thực tế, các chòm sao, hành tinh.

Nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi một phần. Có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất màu đen (hoặc màu đỏ sẫm) đang che khuất Mặt Trăng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Công bố quốc tế giải trình tự gene người Việt

Công bố quốc tế giải trình tự gene người Việt

Nghiên cứu cho thấy sự độc lập về mặt di truyền phản ánh sức đề kháng rất cao của người Việt và khác xa hệ gene của người Hán.

Đăng ngày: 11/07/2019
Bác sĩ có phương pháp mổ mang tên mình

Bác sĩ có phương pháp mổ mang tên mình "Dr Lương" nhận chứng nhận kỷ lục Việt Nam

Lần đầu tiên một bác sĩ ngoại khoa của Việt Nam đã nhận chứng nhận kỷ lục Việt Nam với tiêu chí "Người có công trình nghiên cứu khoa học về kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp được ứng dụng, chuyển giao, đào tạo trong và ngoài nước nhiều nhất".

Đăng ngày: 05/07/2019
UNESCO công nhận núi Nghi Mông là công viên địa chất toàn cầu

UNESCO công nhận núi Nghi Mông là công viên địa chất toàn cầu

Đây là công viên địa chất toàn cầu thứ hai được UNESCO công nhận tại tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc sau núi Thái Sơn.

Đăng ngày: 27/06/2019
Tặng bức tượng Viện sĩ Igor Kourchatov cho Tiến sĩ Trần Chí Thành

Tặng bức tượng Viện sĩ Igor Kourchatov cho Tiến sĩ Trần Chí Thành

TS Trần Chí Thành là người đầu tiên ở Đông Nam Á được ROSATOM tặng bức tượng vì những đóng góp trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Đăng ngày: 25/06/2019
Trưng bày san hô hóa thạch hình hoa hồng 6.000 năm ở Lý Sơn

Trưng bày san hô hóa thạch hình hoa hồng 6.000 năm ở Lý Sơn

Lần đầu tiên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) trưng bày cụm đá san hô hóa thạch hình hoa hồng giới thiệu đến người dân cùng du khách.

Đăng ngày: 24/06/2019
NASA đổi tên đường qua trụ sở để tôn vinh nhà khoa học nữ

NASA đổi tên đường qua trụ sở để tôn vinh nhà khoa học nữ

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa chính thức đổi tên con đường đi qua trụ sở chính nhằm tri ân các nhà khoa học nữ đã cống hiến vì sự phát triển của tổ chức này.

Đăng ngày: 19/06/2019
Trường đại học Lạc Hồng lại vô địch Cuộc thi Robocon 2019

Trường đại học Lạc Hồng lại vô địch Cuộc thi Robocon 2019

Đội robot LH-WAO của Trường ĐH Lạc Hồng đã giành chiến thắng cuộc thi Robocon 2019 để đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi châu Á - Thái Bình Dương năm nay.

Đăng ngày: 14/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News