Sự kiện thiên văn: Đón chờ nguyệt thực một phần vào ngày 17/7

Vào sáng sớm ngày 17/7/2019 tới đây, người dân Việt Nam sẽ có cơ hội quan sát một hiện tượng thiên văn thú vị trong năm: Nguyệt thực một phần. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng để giúp bạn quan sát hiện tượng này.

Tại sao có hiện tượng nguyệt thực?

Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt trăng, Trái Đất và Mặt trời lần lượt nằm trên một đường thẳng (hoặc gần thẳng) và Mặt Trăng đi qua bóng của Trái Đất. Khi đó, Mặt trăng nằm đối diện với Mặt trời qua Trái Đất, chính vì vậy, nguyệt thực chỉ xảy ra vào ngày trăng tròn. Do khoảng cách giữa Mặt trăng, Trái Đất và Mặt trời nên trên thực tế bóng của Trái Đất được chia thành hai vùng: vùng bóng tối và vùng bóng nửa tối.

Sự kiện thiên văn: Đón chờ nguyệt thực một phần vào ngày 17/7
Giải thích hiện tượng nguyệt thực: Khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối (penumbra), nguyệt thực nửa tối sẽ diễn ra. Khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối (umbra), nguyệt thực một phần xuất hiện. Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng nằm hoàn toàn trong vùng bóng tối. (Ảnh: NASA).

Do có sự phân vùng này mà nguyệt thực được chia làm ba loại, tương ứng với ba giai đoạn. Thứ nhất là nguyệt thực nửa tối – xảy ra khi Mặt trăng đi qua vùng bóng nửa tối của Trái Đất. Vào thời điểm này, Mặt trăng chỉ tối đi đôi chút, do đó nguyệt thực nửa tối thường ít được săn đón như hai loại còn lại. Sau khi di chuyển qua vùng bóng nửa tối, Mặt trăng sẽ đi đến vùng bóng tối. Vào thời điểm Mặt trăng ở giữa hai vùng này, chúng ta có thể quan sát hiện tượng nguyệt thực một phần. Khi đó, Mặt trăng tròn sẽ bị mất một phần như một miếng bánh quy khổng lồ bị ai đó cắn mất một góc vậy. Và giai đoạn được mong đợi nhiều nhất – nguyệt thực toàn phần – xảy ra khi Mặt trăng đi qua vùng bóng tối của Trái Đất và bị che khuất hoàn toàn. Tuy nhiên, Mặt trăng không “biến mất” mà lại xuất hiện với ánh đỏ mê hoặc.

Sự kiện thiên văn: Đón chờ nguyệt thực một phần vào ngày 17/7
Nguyệt thực một phần. (Ảnh: Justin Sullivan/Getty Images).

Không phải bất kì lần trăng tròn nào cũng xảy ra nguyệt thực. Do mặt phẳng quỹ đạo của Mặt trăng nghiêng 5 độ so với mặt phẳng hoàng đạo, nên không phải lúc nào Mặt trăng, Trái Đất và Mặt trời nằm trên một đường thẳng. Điểm giao giữa đường đi biểu kiến của Mặt trời và Mặt trăng được gọi là điểm nút, chỉ khi Mặt trăng đi qua điểm nút này thì chúng ta mới có thể quan sát được nguyệt thực.

Nguyệt thực một phần ngày 17/7/2019

Tháng 7 này, Mặt trăng sẽ đi qua điểm nút trên và xảy ra hiện tượng “nguyệt thực một phần”. Nguyệt thực lần này có thể quan sát trên khắp Châu Âu, châu Phi, Trung Á và và vùng Ấn Độ Dương. Tại Việt Nam, chúng ta cũng có thể quan sát được hiện tượng này.

Sự kiện thiên văn: Đón chờ nguyệt thực một phần vào ngày 17/7
Những nơi có thể quan sát hiện tượng nguyệt thực một phần lần này. (Ảnh: In-the-sky.org).

Chi tiết quá trình nguyệt thực như sau: (thời gian đã được quy đổi sang giờ VN):

  • Nguyệt thực nửa tối bắt đầu: 01:43:51
  • Nguyệt thực một phần bắt đầu: 03:01:43
  • Cực đại nguyệt thực: 04:30:44
  • Nguyệt thực một phần kết thúc: 05:59:39 (không thể quan sát ở Việt Nam)
  • Nguyệt thực nửa tối kết thúc: 07:17:38 (không thể quan sát ở Việt Nam)

Tại Hà Nội, Mặt Trăng sẽ lặn lúc 05:28, trong khi ở TP Hồ Chí Minh là 05:44, điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ không thể quan sát được phần kết thúc của hiện tượng nguyệt thực lần này.

Sự kiện thiên văn: Đón chờ nguyệt thực một phần vào ngày 17/7
Nguyệt thực một phần lúc cực đại, vào lúc 04:30:44. Lúc này Mặt Trăng đang ở rất thấp, gần chân trời hướng tây-tây nam. (Ảnh mô phỏng trên phần mềm Stellarium).

Không giống với nhật thực, vùng quan sát nguyệt thực khá rộng và thời gian quan sát tương đối dài. Hơn thế nữa, chúng ta hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường. Hãy chọn một nơi yên tĩnh, tầm nhìn thoáng về hướng tây và ít ô nhiễm ánh sáng để có một quan sát thuận lợi nhất.

Những lần nguyệt thực tiếp theo xảy ra khi nào?

Trong năm 2019 có hai lần nguyệt thực. Một lần nguyệt thực toàn phần xảy ra vào tháng 1 nhưng không quan sát được ở Việt Nam, và lần hai là nguyệt thực một phần ngày 17/7. Sang năm 2020 có bốn lần nguyệt thực, tất cả đều là nguyệt thực nửa tối, trong đó Việt Nam có thể quan sát các lần nguyệt thực vào tháng 1, tháng 6 và tháng 11. Lần nguyệt thực toàn phần tiếp theo chúng ta có thể quan sát được diễn ra vào ngày 8 tháng 11 năm 2022.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Các trò chơi dân gian không thể nào quên dịp Tết Trung Thu

Các trò chơi dân gian không thể nào quên dịp Tết Trung Thu

Cứ mỗi mùa Trung thu, hẳn không ít người lại bồi hồi nhớ về tuổi thơ với những trò chơi không thể nào quên...

Đăng ngày: 12/09/2019
Trận

Trận "sóng thần bia" càn quét đường phố London năm 1814

Trận lụt bia với cơn sóng cao 5 m nằm trong số tai nạn hy hữu và kỳ lạ nhất ở London, từng cướp đi sinh mạng của 8 người.

Đăng ngày: 24/06/2019
Những đặc điểm cho thấy con người mới là sinh vật “độc lạ” nhất hành tinh này

Những đặc điểm cho thấy con người mới là sinh vật “độc lạ” nhất hành tinh này

Từ xa xưa, con người đã luôn ao ước có được khả năng đặc biệt của các loài vật. Khi so sánh với khỉ đột, hổ, hay, đại bàng, cơ thể của con người dường như thật yếu đuối.

Đăng ngày: 24/06/2019
Căn phòng bí ẩn này chứng kiến sự vĩ đại của loài người

Căn phòng bí ẩn này chứng kiến sự vĩ đại của loài người

Những khoảnh khắc ấn tượng nhất trong lịch sử như: con người đặt chân lên Mặt trăng, giải cứu Apollo 13, thảm họa Challenger được giám sát từ căn phòng này.

Đăng ngày: 23/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News