Đêm nay, người Nhật đứng trước khoảnh khắc lịch sử hạ cánh lên Mặt trăng

Vào lúc 23:40 tối nay (25/4) theo giờ Việt Nam, tàu đổ bộ Hakuto-R do Nhật chế tạo dự kiến sẽ hạ cánh xuống miệng núi lửa Atlas, nằm ở rìa phía đông nam của Mặt trăng.


Công ty Nhật Bản ispace đứng trước khoảnh khắc lịch sử khi lần đầu tiên hạ cánh tàu vũ trụ Hakuto-R xuống Mặt trăng (Ảnh: ispace).

Đây là tàu vũ trụ do công ty tư nhân ispace của Nhật quản lý, được phóng khỏi Trái đất hồi tháng 12/2022, trên đỉnh tên lửa Falcon 9 của SpaceX.

Hiện, tàu đang nằm trong quỹ đạo cách bề mặt Mặt trăng khoảng 100km và đã chụp được nhiều hình ảnh đáng chú ý. Đa số những tấm ảnh này đều đã được gửi về Trái đất.

Để hạ cánh lên Mặt trăng, tàu đổ bộ sẽ phải vượt qua một số giai đoạn quan trọng, bao gồm kích hoạt hệ thống phóng để giảm tốc khỏi quỹ đạo.

Sau đó, tàu sẽ sử dụng một tổ hợp các lệnh được thiết lập sẵn, để tự động điều chỉnh tư thế và hạ cánh lên Mặt trăng. Toàn bộ quá trình này ước tính sẽ diễn ra trong khoảng 1 giờ.

Nếu toàn bộ quá trình diễn ra thuận lợi, đây sẽ là cột mốc lịch sử đối với ngành hàng không vũ trụ Nhật Bản, khi họ lần đầu tiên "hạ cánh mềm" một tàu đổ bộ lên Mặt trăng. Trước đó, đã có 3 quốc gia thành công sứ mệnh này, gồm Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Trong trường hợp xảy ra sự cố, tàu sẽ sử dụng các phương án dự phòng, bao gồm thay đổi địa điểm hạ cánh, cũng như rời sang các ngày 26/4, 1/5 hoặc 3/5.


Tên lửa Falcon 9 của SpaceX mang theo tàu đổ bộ Hakuto-R rời khỏi Trái đất vào tháng 12/2022 (Ảnh: SpaceX).

Hakuto-R bắt nguồn từ một ý tưởng trong cuộc thi Lunar XPrize do Google tổ chức. Phần thưởng từ cuộc thi đã mang về 20 triệu USD cho các nhà phát triển người Nhật, để họ có thể thực hiện chuyến hạ cánh tàu vũ trụ tư nhân đầu tiên lên Mặt trăng.

Sau khi được phóng khỏi Trái đất từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Cape Canaveral, Florida, Mỹ, tàu vũ trụ đã thực hiện hành trình kéo dài 5 tháng tới Mặt trăng. Một mô hình của tàu Hakuto-R đã hạ cánh thành công trong các buổi diễn tập mô phỏng, được thực hiện hôm 21/3 và 13/4 vừa qua.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
NASA/ESA chụp được

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Đăng ngày: 02/04/2025
Ảnh sốc từ NASA/ESA:

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.

Đăng ngày: 01/04/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News