Trạm đổ bộ của công ty tư nhân sắp đáp xuống Mặt trăng

Nhiệm vụ của Hakuto-R là hạ cánh và thực hiện một số thử nghiệm khoa học trên bề mặt Mặt trăng. Nếu thành công, Hakuto-R sẽ trở thành trạm đổ bộ đầu tiên của một công ty tư nhân có khả năng hạ cánh xuống Mặt trăng.

Startup vũ trụ có trụ sở tại Tokyo, ispace, hôm 27/2 thông báo, trạm đổ bộ Mặt trăng Hakuto-R đang chuẩn bị cho nỗ lực đáp xuống Mặt trăng cuối tháng 4. Địa điểm hạ cánh dự kiến là hố trũng Atlas ở phần đông bắc của Mặt trăng, gần Mare Frigoris hay còn gọi là Biển Lạnh.


Thiết kế trạm đổ bộ Mặt trăng Hakuto-R của công ty ispace. (Ảnh: Space)

Hakuto-R phóng lên vũ trụ từ bang Florida, Mỹ, tháng 12 năm ngoái. Phương tiện này đã gặp vài sự cố trong quá trình bay đến Mặt trăng, nhưng nhiều sự cố có thể sửa chữa trong chuyến bay và sẽ không cản trở việc hạ cánh đúng lịch trình, theo Takeshi Hakamada, giám đốc điều hành của ispace.

Nếu thành công, Hakuto-R sẽ đánh dấu lần đầu tiên một công ty tư nhân có phương tiện đáp xuống Mặt trăng. Trước đó, chỉ có các cơ quan quốc gia của Mỹ, Nga và Trung Quốc làm được điều này. Những nỗ lực đáp xuống Mặt trăng của Ấn Độ và một công ty tư nhân Israel trong vài năm gần đây đều thất bại.

Hakuto-R mang theo robot 2 bánh xe, kích thước tương đương quả bóng chày, của Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và Rashid, robot tự hành 4 bánh xe do UAE chế tạo. Rashid dự kiến nghiên cứu Mặt trăng trong 14 ngày (tính theo độ dài ngày trên Trái đất) bằng camera độ phân giải cao, thiết bị chụp ảnh nhiệt, thiết bị chụp ảnh hiển vi và máy dò được thiết kế để kiểm tra điện tích trên bề mặt Mặt trăng.

ispace đã đạt một cột mốc quan trọng của nhiệm vụ hồi tháng 1 khi Hakuto-R hoàn thành một tháng hoạt động ổn định trong không gian sâu. Ngày 20/1, phương tiện này đã tới điểm xa Trái đất nhất trong hành trình, khoảng 1,375 triệu km.

Trong chuyến bay, Hakuto-R gặp phải các sự cố cảm biến ngoài dự đoán trong hệ thống điều khiển, điều hướng và dẫn đường. ispace cho biết, nhóm phụ trách nhiệm vụ đã điều chỉnh thông số để sửa chữa hệ thống này. Hệ thống sẽ giúp trạm đổ bộ định vị để hạ cánh trên bề mặt Mặt trăng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện thế giới khác đầy

Phát hiện thế giới khác đầy "tuyết" rơi ngay bên trong lòng Trái đất

Các tín hiệu kỳ lạ từ nơi sâu thẳm bên trong lòng Trái đất đã giúp các nhà khoa học xác định một thế giới không tưởng, sâu 3.000km bên dưới bề mặt, nơi tuyết giàu silicon đang rơi.

Đăng ngày: 23/02/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Tháng 1 năm 2023:

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm

Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.

Đăng ngày: 20/02/2025
Tìm thấy những ngôi sao

Tìm thấy những ngôi sao "ma" lang thang khắp nơi hàng tỉ năm

Kính viễn vọng Hubble phát hiện nhiều ngôi sao "ma" trong các thiên hà khổng lồ. Chúng lang thang như những linh hồn lạc lối, với ánh sáng mờ ảo ma quái.

Đăng ngày: 19/02/2025
James Webb chụp được

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng

Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Đăng ngày: 18/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News