Khoảnh khắc hiếm gặp sao Thủy đi qua Mặt trời được tàu vũ trụ ghi lại
Tàu vũ trụ Solar Orbiter quan sát được sao Thủy khi nó băng qua Mặt trời, đây là một khoảnh khắc hiếm thấy.
Chấm đen chuyển động trong video này là sao Thủy đi qua Mặt trời vào ngày 3/1/2023 được tàu vũ trụ ghi lại. (Ảnh: ESA,NASA)
Để bắt được khoảnh khắc này, các nhà khoa học đã phải kết hợp 3 thiết bị công nghệ cao của tàu Solar Orbiter bao gồm máy phân cực và ảnh địa chấn (PHI), máy ảnh tia cực tím (EUI) và máy quang phổ (SPICE).
Thiết bị EUI có nhiệm vụ quay một video về sao Thủy khi nó di chuyển ngang qua Mặt trời, hành tinh nhỏ nhất trong Hệ Mặt trời xuất hiện rõ ràng trong đoạn video.
Trong hình ảnh do PHI cung cấp, sao Thủy xuất hiện dưới dạng một đĩa đen ở phía dưới bên phải của hành tinh, trên đỉnh của nó là các vết đen Mặt trời.
Bằng cách tìm kiếm những chuyển động đen nhỏ trong nền ánh sáng của Mặt trời, các nhà khoa học có thể phát hiện ngoại hành tinh và sử dụng các thiết bị trên tàu vũ trụ để có thể ước tính chu kỳ quỹ đạo và kích thước của hành tinh đó.
Sao Thủy là chấm đen nhỏ đi nhanh về phía đáy đĩa Mặt trời. (Ảnh: NASA, ESA).
Đây được gọi là phương pháp quá cảnh phát hiện ngoại hành tinh, kỹ thuật này đặc biệt hữu ích và được các nhà thiên văn học thường xuyên sử dụng.
Vào tháng 6/2023, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) sẽ có cái nhìn rõ hơn về sao Thủy khi nó bay ngang qua Mặt trời một lần nữa.
Tàu vũ trụ Solar Orbiter được trang bị kính thiên văn có độ phân giải cao để chụp được những hình ảnh gần Mặt trời nhất.
Lần tiếp cận gần Mặt trời đầu tiên của Solar Orbiter sẽ diễn ra vào tháng 3/2022, nó sẽ di chuyển cách hành tinh trung tâm này khoảng 42 triệu km, tức khoảng 1/4 khoảng cách Mặt trời đến Trái đất và trong quỹ đạo của sao Thủy.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Bất ngờ phát hiện "Mặt trăng" hoàn toàn mới đang ẩn nấp trong Hệ Mặt trời
Vệ tinh tự nhiên nhỏ bé được tìm thấy quay quanh một tiểu hành tinh.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đài quan sát không gian mới giải đáp bí ẩn về hố đen khổng lồ
Ngày 23-11, các nhà nghiên cứu đã giải đáp bí ẩn về những hố đen khổng lồ, ngấu nghiến vật chất xung quanh và giải phóng các tia hạt năng lượng khổng lồ và sáng chói vào không gian.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?
