Đèn điện khiến côn trùng diệt vong
Báo Guardian ngày 22/11 cho biết, theo đánh giá toàn diện nhất từ các bằng chứng khoa học hiện có thì ô nhiễm ánh sáng là một yếu tố quan trọng khiến các loài côn trùng suy giảm số lượng mạnh nhưng hiện đang là một nguyên nhân bị "bỏ qua".
Các nhà nghiên cứu nhận định rằng ánh sáng nhân tạo về đêm của con người có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống của các loài côn trùng, khiến chúng suy giảm số lượng mạnh. Cụ thể, ánh sáng làm dẫn dụ sâu bướm khiến chúng bị chết khi đâm đầu vào bóng đèn, các con côn trùng cũng dễ bị chuột và cóc giết hơn trong đêm vì có ánh đèn. Ngoài ra, ánh đèn còn khiến đom đóm không thể giao phối vì làm che dấu tín hiệu giao phối của chúng.
Ánh đèn về đêm khiến các loài côn trùng bị chết hàng loạt - (Ảnh: Guardian).
"Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm - kết hợp với mất môi trường sống, ô nhiễm hóa học, các loài xâm lấn và biến đổi khí hậu - đang thúc đẩy sự suy giảm côn trùng", các nhà khoa học đưa ra kết luận sau khi đánh giá hơn 150 nghiên cứu riêng lẻ. "Chúng tôi khẳng định ở đây rằng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm là một điều quan trọng khác - nhưng thường bị bỏ qua - mang đến ngày tận thế của các loài côn trùng".
Khác với các loại ô nhiễm khác, có thể ngăn chặn ô nhiễm ánh sáng tương đối dễ dàng bằng cách tắt bớt đèn điện không cần thiết và sử dụng loại đèn có màu thích hợp. "Những cách như vậy có thể giảm đáng kể tổn thất của các côn trùng ngay lập tức", nhóm khoa học gia khuyến nghị.
Brett Seymoure, một nhà sinh thái học hành vi tại Đại học Washington ở St Louis và là tác giả chính của bài nghiên cứu, cho biết: "Ánh sáng nhân tạo vào ban đêm là ánh sáng do con người gây ra từ đèn đường đến ánh lửa tại các dàn khai thác dầu. Nó có thể ảnh hưởng đến côn trùng trong hầu hết mọi phần có thể tưởng tượng được trong cuộc sống của chúng".
Sự sụp đổ dân số côn trùng đã được báo cáo ở Đức và Puerto Rico, và đánh giá khoa học toàn cầu đầu tiên, được công bố vào tháng 2.2019, cho biết sự suy giảm trên diện rộng đe dọa gây ra sự sụp đổ thảm khốc của hệ sinh thái tự nhiên.
Đánh giá mới nhất thì nhận định: "Côn trùng trên khắp thế giới đang suy giảm nhanh chóng. Sự vắng mặt của chúng sẽ gây ra hậu quả tàn khốc cho sự sống trên hành tinh này".
Theo thống kê, có tới 2 triệu loài côn trùng đang tồn tại trên Trái đất, đa số hiện chưa được nhiều người biết đến. Khoảng một nửa số loài côn trùng là loài sống về đêm. Tuy nhiên, ánh sáng nhân tạo cũng ảnh hưởng tiêu cực với các loài côn trùng sống vào ban ngày.

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Sự thật về châu chấu mà ít người biết
Châu chấu là một loài côn trùng, nằm trong phân bộ chứa các côn trùng ăn lá, thuộc bộ cánh thẳng, đầu tròn, thân mập, nhảy giỏi và đặc biệt ăn hại cây xanh.
