Đến Nhật Bản bạn đừng hòng đi vệ sinh trong lúc tắm, lý do là?

Liệu bạn có bối rối không khi biết rằng, người Nhật không xây toilet chung trong nhà tắm? Thật ra cái gì cũng có lý do của nó...

Nhà tắm và nhà vệ sinh chung 1 phòng có lẽ là điều quá hiển nhiên ở Việt Nam nhưng nếu đến Nhật Bản, bạn sẽ có phần bỡ ngỡ bởi 2 phòng này sẽ hoàn toàn tách biệt.

Vì sao lại thế nhỉ?

Với người Nhật Bản, họ luôn coi nhà tắm là chốn thiên đường, là nơi cực kì sạch sẽ, bởi nơi đây không chỉ để tắm mà còn giúp họ thư giãn, lấy lại tinh thần, thể chất. Thế nên, người Nhật khá đầu tư cho căn phòng tắm của mình.

Đến Nhật Bản bạn đừng hòng đi vệ sinh trong lúc tắm, lý do là?
Nhà tắm kiểu Nhật.

Nhưng điều này liên quan gì đến việc tách riêng nhà tắm với phòng vệ sinh? Thoạt nghe bạn có thể thấy vô lý, nhưng sự thật là điều này thể hiện sự tinh tế ở người Nhật đó.

Thứ nhất, người Nhật luôn tôn trọng quyền riêng tư cá nhân. Vì thế, việc nhà tắm tách riêng để thành viên trong nhà không phải tranh nhau sử dụng khi người này muốn đi toilet, trong khi người còn lại chỉ có nhu cầu đi đánh răng mà thôi.

Không những thế, việc 2 phòng này tách biệt sẽ giúp giảm thiểu lượng vi khuẩn bị phân tán từ bồn cầu nhà vệ sinh ra phòng khác.

Thứ hai, vì thiết bị vệ sinh người Nhật dùng rất tối tân, hiện đại nên phòng toilet cần giữ khô, để đảm bảo an toàn.

Đến Nhật Bản bạn đừng hòng đi vệ sinh trong lúc tắm, lý do là?
Thiết bị vệ sinh của người Nhật vô cùng hiện đại.

Bạn có hay biết rằng, có tới 80% gia đình ở Nhật sử dụng bồn cầu hiện đại, có nhiều chức năng tự phun rửa khi ngồi, sưởi ấm, phát nhạc tự động...

Điều hiển nhiên là với thiết bị càng hiện đại thì sẽ càng hại điện, nhà vệ sinh buộc phải giữ khô ráo, không bị nước bắn vào thiết bị điện để tránh bị điện giật, cháy nổ mỗi khi sử dụng.

Thêm 1 điều thú vị cũng liên quan đến chuyện tắm, người Nhật "sống cực xanh". Hay nói đơn giản, họ rất biết cách bảo vệ môi trường, tái sử dụng nước tắm để tiết kiệm nước.

Bạn biết không, trước khi ngâm mình trong bồn tắm, bạn sẽ cần tắm rửa dưới vòi hoa sen. Đây được cho là yêu cầu bắt buộc để giúp bạn loại bỏ bớt chất bẩn trên người trước, rồi mới đắm mình trong làn nước mát trong bồn.

Đến Nhật Bản bạn đừng hòng đi vệ sinh trong lúc tắm, lý do là?
Tắm sạch trước khi vào bồn tắm ngâm mình là yêu cầu bắt buộc.

Bởi lẽ, bồn tắm của người Nhật luôn phải giữ sạch sẽ, không được bám bẩn các loại nước xà phòng, nước bẩn khác... vì chúng sẽ được tái sử dụng nhiều lần.

Nghĩa là 1 bồn tắm nước có thể được sử dụng ngâm người cho cả gia đình, người lớn, trẻ em. Vì lẽ đó mà mọi người đều phải tắm sạch bằng vòi hoa sen trước khi vào ngâm mình là thế.

Phần nước tắm xong này sẽ được tái sử dụng để giặt quần áo ở nước đầu tiên, lau nhà, hay rửa đường phố...

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Bạn có biết, chính sự kết hợp tinh tế, hài hòa giữa hương vị chua thanh - béo ngậy đã giúp món bánh chưng trở nên thêm phần hấp dẫn.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News