Đến Tết Hàn thực lại thắc mắc vì sao nhân đường bánh trôi không chảy ra?

Món ăn Việt từ lâu nổi tiếng với sự tinh tế trong hương vị và cách chế biến. Và bánh trôi, bánh chay cũng không ngoại lệ.

Tết Hàn thực (3/3 âm lịch) là một ngày Tết ý nghĩa của người Việt. Hàn thực nghĩa là "thức ăn lạnh" - vì vậy ông bà ta đã sáng tạo ra món bánh trôi, bánh chay tượng trưng cho món ăn nguội để thờ cúng gia tiên, đất trời.

Thức ăn rất nhã này cũng cực phù hợp khi tiết trời đang dần chuyển sang ngày hè oi bức.

Đến Tết Hàn thực lại thắc mắc vì sao nhân đường bánh trôi không chảy ra?
Bánh trôi bánh chay.

Thế nhưng một điều thú vị khác mà không phải ai cũng để ý – đó là nhân đường của bánh trôi. Vì sao trải qua "rắn nát tay kẻ nặn", "bảy nổi ba chìm" mà viên đường nhỏ bé vẫn không chịu chảy ra?

Phải chăng manh mối đầu tiên nằm ở... "thời niên thiếu" của viên đường kia?

Từ cây mía đến đường phên

Nhân bánh trôi làm từ đường phên. Còn đường phên được làm ra như thế nào?

Tùy theo phương pháp thủ công hay hiện đại, nhưng nhìn chung đều gồm các bước sau. Ép cây mía lấy nước, sau đó đun lửa thật nóng và lâu để nước cô đặc lại thành mật mía, có màu nâu.

Mật mía lại tiếp tục đun nhẹ cho đến khi keo lại. Kế đó đổ vào khuôn, dùng dao cắt thành miếng là ta đã có được đường phên.

Đến Tết Hàn thực lại thắc mắc vì sao nhân đường bánh trôi không chảy ra?
Đường phên.

Vậy là đường phên không trải qua giai đoạn nghiền nhỏ và tẩy trắng tự nhiên như đường tinh luyện. Điều đó tạo nên các miếng lớn, có màu từ vàng kim đến nâu sẫm đặc trưng.

Trên thực tế, càng chứa nhiều mật mía thì màu sắc và hương vị của đường phên càng đậm đà, và khi nấu nướng cũng khó chảy ra hơn. Ngoài ra chúng còn có tính hút ẩm rất cao nên phải bảo quản ở nơi thoáng mát.

Hãy nhớ những đặc điểm này của đường phên nhé, vì nó sẽ bộc lộ đầy đủ "phẩm chất" của mình trong... nồi bánh.

...khi đường phên vào nước sôi

Thực ra đường nói chung và đường phên nói riêng không hề "chảy ra" như ta vẫn tưởng. Dưới góc nhìn khoa học, chúng là những hợp chất hữu cơ phức tạp, khi gặp nhiệt sẽ phân ly thành các thể khác đơn giản hơn và chính các thể này mới "chảy".

Đến Tết Hàn thực lại thắc mắc vì sao nhân đường bánh trôi không chảy ra?
Không hề có nhiệt độ chính xác để đường chảy ra, nó phụ thuộc vào độ nóng.

Và cũng không hề có nhiệt độ chính xác để đường chảy ra. Nó phụ thuộc vào độ nóng. Đủ nóng, đường sẽ chảy theo 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Nổi lửa huy hoàng rồi chợt tắt

Đường sẽ chảy khi bạn tăng nhiệt độ lên thật nhanh và ở mức rất cao. Điều này dĩ nhiên không xảy ra khi nấu bánh trôi rồi.

Trường hợp 2: Đun lâu thấm sâu, tích tiểu thành đại

Đây cũng chính là cách chúng ta đun lửa nhẹ để nấu bánh trôi. Khi đun đủ lâu, tích lũy đủ nhiệt đến khoảng 140 - 160 độ C thì có thể đường sẽ chảy ra. Nhưng chớ vội, đó là với đường trắng kìa.

Còn đường phên không ở dạng tinh thể mà ở dạng viên khô nên mức nhiệt cần thiết còn cao hơn nữa. Mà khi bột bánh vừa chín tới, mới "bảy nổi ba chìm" là đã bị vớt ra thì làm sao chạm được mức nhiệt khiến đường phên chảy!

Đến Tết Hàn thực lại thắc mắc vì sao nhân đường bánh trôi không chảy ra?
Bánh trôi, bánh chay tượng trưng cho món ăn nguội để thờ cúng gia tiên, đất trời.

Và bạn còn nhớ đặc tính của đường phên chứ? Chúng chứa nhiều mật mía nên rất hút ẩm, nghĩa là cần thật nhiều nước thì mới chảy được, mà viên đường lại bị bao trọn bởi bột bánh mất rồi!

Điều này giải thích vì sao những viên bánh nặn không kĩ, khiến nước "chạm vào" đường phên bên trong thì sau đó nhân đường sẽ chảy ra đấy.

Một vài gia đình còn bảo nhau chọn đường phên màu vàng nhạt khi luộc sẽ mau tan hơn. Lại còn cho viên đường ướt nhẹ để chúng có thể dễ tan (nhưng không chảy), khi cắn vào miếng bánh cảm thấy như ứa mật mía ra.

"Bí kíp" này chẳng biết ngẫu nhiên hay có ý đồ nhưng đã vận dụng rất nhuần nhuyễn đặc tính vật lý của đường phên như chúng ta vừa phân tích ở trên!

Càng tìm hiểu, chúng ta càng cảm thấy yêu thêm món bánh trôi bánh chay của người Việt, vì ngay cả một viên đường phên thôi cũng đầy ý vị như thế!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News