Đeo kính mắt màu hồng giúp quan sát được nhiều hơn

Một nghiên cứu của trường đại học Toronto cung cấp những bằng chứng trực tiếp đầu tiên cho thấy tâm trạng của con người thực sự tác động tới cách hệ thống thị giác lọc các kinh nghiệm giác quan, và nhìn thế giới qua kính mắt màu hồng có ảnh hưởng thực tế tới kết quả hình ảnh thu được chứ không chỉ là một cách nói ẩn dụ trong văn chương.

“Trạng thái tâm lý tốt hay không tốt có thể thay đổi cách hoạt động của vỏ não và cách chúng ta nhìn thấy sự vật”, Adam Anderson, giáo sư giảng dạy môn tâm lý tại trường đại học Toronto cho biết. “Cụ thể, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khi ở trạng thái tâm lý tốt, vỏ não sẽ tiếp nhận được nhiều thông tin hơn, trong khi trạng thái tâm lý không tốt dẫn tới tầm quan sát hẹp.” Kết quả nghiên cứu được công bố trên tờ Journal of Neuroscience.

Nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học nói trên đã sử dụng phương pháp vẽ hình cộng hưởng từ tính để kiểm tra xem vỏ não thị giác của chúng ta xử lý các thông tin giác quan như thế nào khi ở trong các tình huống trạng thái tâm lý tốt, xấu, và trung lập. Họ phát hiện ra rằng khi đeo kính mắt màu hồng tương ứng với trạng thái tâm lý tốt sẽ không quan sát rõ màu sắc nhưng sẽ bao quát tốt hơn toàn bộ quang cảnh so với thông thường. 

Đeo kính mắt màu hồng giúp quan sát được nhiều hơn

Những người đeo kính màu hồng có thể nhìn thấy nhiều thứ hơn. (Ảnh: đại học Toronto cung cấp)

Ban đầu các nhà nghiên cứu chỉ cho các đối tượng thí nghiệm một loạt hình ảnh để tạo ra các trạng thái tâm lý khác nhau. Những người này sau đó lại được xem một hình ảnh “kép”, với một khuôn mặt ở giữa, xung quanh là các quang cảnh rộng lớn hơn, ví dụ như một tòa nhà chẳng hạn. Để tập trung sự chú ý vào gương mặt trung tâm, đối tượng nghiên cứu được yêu cầu xác định giới tính của người có khuôn mặt này. Khi ở trong tâm trạng không tốt, đối tượng không xử lý hình ảnh của quang cảnh xung quanh.

Tuy nhiên, khi nhìn cùng các hình ảnh đó trong tâm trạng tốt, họ thực sự thu được nhiều thông tin hơn – họ thấy cả hình ảnh khuôn mặt ở trung tâm cũng như hình ảnh ngôi nhà bao quanh.
“Khi có tâm trạng tốt, người ta có thể xử lý nhiều đối tượng hình ảnh hơn, điều này nghe có vẻ hoàn toàn tốt, nhưng thực ra cũng có mặt bất lợi,” Taylor Schmitz, một nghiên cứu sinh thạc sỹ của Anderson và thành viên nhóm tác giả nghiên cứu, cho biết. “Tâm trạng tốt củng cố kích thước “cửa sổ” mà từ đó chúng ta nhìn ra thế giới. Mặt tốt của việc này là chúng ta có thể nhìn thấy các sự vật một cách toàn diện hơn, bao quát hơn. Mặt hại là nó có thể dẫn tới phân tán, mất tập trung khi một người phải thực hiện các nhiệm vụ khắt khe, cần sự tập trung vào phạm vi hẹp, ví dụ khi vận hành các máy móc nguy hiểm, hoặc kiểm tra hành lý của các hành khách tại sân bay. Tâm trạng xấu, ngược lại, có thể giúp chúng ta tập trung vào tâm điểm, tránh tiếp nhận thông tin về các sự vật bên ngoài phạm vi tập trung trực tiếp của chúng ta.”

Công trình này được hỗ trợ kinh phí bởi viện Nghiên cứu Sức khỏe Canada.

Tham khảo:
Taylor W. Schmitz, Eve De Rosa, and Adam K. Anderson. Opposing Influences of Affective State Valence on Visual Cortical Encoding. Journal of Neuroscience, 2009; 29 (22): 7199 DOI: 10.1523/JNEUROSCI.5387-08.2009

Từ khóa liên quan:

kính mắt

quan sát

tâm trạng

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News