Di tích thời tiền sử trong hang động núi lửa ở Đắk Nông

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều di tích và di vật khảo cổ trong các hang động núi lửa Krông Nô, Đắk Nông - hệ thống hang động núi lửa đẹp nhất ĐNA mới được công bố năm 2014.

Phát hiện này mở ra một hướng nghiên cứu mới về khảo cổ học hang động núi lửa ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Tin từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Di tích thời tiền sử trong hang động núi lửa ở Đắk Nông
Ảnh minh họa.

Năm 2014, các nhà khoa học của Tổng cục Địa chất & Khoáng sản và Hội hang động Nhật Bản công bố hệ thống hang động núi lửa lớn nhất ĐNA ở tỉnh Đắk Nông, được coi là phát hiện chấn động, mở ra tiềm năng du lịch to lớn cho khu vực Tây Nguyên. Mới đây, trong khuôn khổ thực hiện dự án "Xây dựng Bộ sưu tập mẫu vật Quốc gia về Thiên nhiên Việt Nam" do Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam chủ trì, các nhà khoa học đã phát hiện thêm một giá trị khác của hệ thống hang động núi lửa này, đó là di tích và di vật khảo cổ với mật độ khá dày.

Theo Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các di vật khảo cổ vừa được phát hiện bao gồm đồ đá, trong đó có các công cụ đá hình đĩa, rìu ngắn và rìu ngắn mài lưỡi, rìu hình bầu dục và rìu hình bầu dục mài lưỡi, công cụ mảnh tước, phiến tước, hòn ghè, hòn kê, hòn mài, chày nghiền.

Các nhà khoa học cũng phát hiện nhiều xương động vật, không loại trừ cả xương người tiền sử. Các di vật này không còn rắn chắc, dễ bị gãy vỡ vụn khi khô, phần rỗng của xương được lấp đầy bột sét ở thể xốp. Ngoài các mảnh xương trong hang còn có các răng hàm động vật đang hóa thạch được xác định sơ bộ là răng thú của động vật ăn cỏ.

Đặc biệt, các nhà khoa học còn phát hiện rất nhiều dụng cụ bằng gốm có độ dày mỏng khác nhau, đa phần có độ nung thấp, dễ vỡ vụn, làm từ đất sét pha cát, hạt nhỏ, nặn tay, loại hình đơn giản, chủ yếu là nồi và đồ đựng. Hoa văn trên các mảnh gốm khá sắc nét và đa dạng như chấm gạch, chấm dải, gạch dải, vặn thừng.

Trước đó, năm 2016, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện trong khu vực núi lửa Krông Nô có nhiều điểm di chỉ khảo cổ, hầu hết phân bố trên các gò đồi, nương rẫy hoặc ven sông suối. Tuy nhiên, chưa được phát hiện trong các hang động núi lửa.

Theo Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đây có thể là những phát hiện khảo cổ học tiền sử đầu tiên trong hang động núi lửa ở Việt Nam, mở ra một hướng nghiên cứu mới về khảo cổ học hang động núi lửa ở Việt Nam và khu vực ĐNA.
Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cho biết, hiện nay đoàn nghiên cứu của chuyên gia La Thế Phúc cùng nhiều nhà khoa học Nhật Bản đang tiếp tục nghiên cứu tại hệ thống hang động núi lửa này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn xác ướp hoàng gia 2200 tuổi nghiện ngập và thích xăm trổ đã được hé mở

Bí ẩn xác ướp hoàng gia 2200 tuổi nghiện ngập và thích xăm trổ đã được hé mở

Các xác ướp sở hữu tấm vải liệm cổ xưa nhất thế giới hóa ra cũng... nghiện ngập và xăm trổ.

Đăng ngày: 03/02/2017
Kinh ngạc khi phát hiện dương vật giả trong lăng mộ cổ Trung Quốc

Kinh ngạc khi phát hiện dương vật giả trong lăng mộ cổ Trung Quốc

Những phát hiện khảo cổ mới đây về một số đồ vật mà giới quý tộc Trung Quốc dưới thời nhà Hán (năm 206 TCN - 220 SCN) từng sử dụng có lẽ sẽ khiến nhiều người phải bất ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2017
Biệt thự La Mã gần nguyên vẹn sau 1.000 năm nằm dưới công viên

Biệt thự La Mã gần nguyên vẹn sau 1.000 năm nằm dưới công viên

Các nhà khoa học Anh phát hiện dấu tích của ba biệt thự La Mã gần như nguyên vẹn bên dưới công viên ở trung tâm thành phố.

Đăng ngày: 31/01/2017
Khai quật vương quốc bị lãng quên ở Scotland

Khai quật vương quốc bị lãng quên ở Scotland

Vương quốc Rheged là một trong những nền văn minh từng tồn tại trong Thời kỳ tăm tối của Anh quốc, nổi tiếng với những bài thơ đầu tiên của nước Anh được sáng tác từ thời Trung cổ.

Đăng ngày: 27/01/2017
6 triệu năm trước, loài rái cá khổng lồ này đã xuất hiện trên Trái Đất

6 triệu năm trước, loài rái cá khổng lồ này đã xuất hiện trên Trái Đất

Một phát hiện mới cho thấy loài rái cá khổng lồ, có kích thước tương đương chó sói hiện đại, đã từng sống tại những vùng đầm lầy của Trung Quốc vào 6 triệu năm trước.

Đăng ngày: 26/01/2017
Ảnh màu cực hiếm ghi lại quá trình khám phá lăng mộ Tutankhamun

Ảnh màu cực hiếm ghi lại quá trình khám phá lăng mộ Tutankhamun

Năm 1907, George Herbert, bá tước Carnarvon đời thứ 5 đã thuê nhà khảo cổ học, Ai Cập học Howard Carter nhằm tiến hành khai quật tại Thung lũng các vị vua ở Ai Cập.

Đăng ngày: 26/01/2017
Bộ xương người đàn ông bị mất lưỡi hơn nghìn tuổi ở Anh

Bộ xương người đàn ông bị mất lưỡi hơn nghìn tuổi ở Anh

Các nhà khoa học chưa thể giải thích lý do người đàn ông có nguồn gốc từ thế kỷ 3 hoặc 4 ở Northamtonshire, Anh bị mất lưỡi.

Đăng ngày: 26/01/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News