Đi tiểu bao nhiêu lần được coi là bình thường
Phần lớn mọi người đi vệ sinh khoảng 4-7 lần trong một ngày, tuy nhiên không có con số nào được coi là tuyệt đối.
Bạn cảm thấy lo lắng vì số lần mình đứng dậy đi vệ sinh nhiều gấp đôi đồng nghiệp? Bạn là người không cần vô nhà sinh hàng giờ liền dù uống bao nhiêu nước? Nhiều người tự hỏi đi vệ sinh bao nhiêu lần trong một ngày thì được coi là bình thường. Bác sĩ Neil Grafstein, trợ lý giáo sư về chuyên khoa tiết niệu, Bệnh viện Mount Sinai, New York, Mỹ, giúp bạn trả lời câu hỏi này trên trang CNN.
Một ngày nên đi tiểu bao nhiêu lần
Theo bác sĩ Grafstein, phần lớn mọi người đi vệ sinh khoảng 4-7 lần trong một ngày. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều giống nhau, không có một con số nào được coi là tuyệt đối. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tần suất đi vệ sinh của một người như loại đồ uống bạn sử dụng. Caffeine và rượu là chất kích thích bàng quang, vì thế chúng khiến bạn đi vệ sinh thường xuyên hơn. Độ nhạy cảm của bàng quang cũng có vai trò nhất định. Một vài người chỉ cần uống ít nước cũng đã có nhu cầu, có người lại không.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tần suất đi vệ sinh.
Bạn có nên rèn thói quan đi vệ sinh theo giờ?
Câu trả lời là có theo tiến sĩ Grafstein nếu bạn không có vấn đề gì về việc kiểm soát. Bạn có thể "rèn" bàng quang bằng cách cố nhịn và chỉ đi vệ sinh khi cảm thấy có thôi thúc mạnh mẽ.
Việc nhịn tiểu lâu có hại với sức khỏe?
Điều này đúng khi bạn thấy đau. Việc nhịn tiểu quá lâu, có thể khiến bàng quang bị căng, tăng nguy cơ bị viêm nhiễm bàng quang.
Bạn nên làm gì khi việc thức dậy đi tiểu giữa đêm phá hoại giấc ngủ của mình?
Nếu thường xuyên bị thôi thúc phải thức dậy đi tiểu vào giữa đêm thì bạn cố gắng ghi lại nhật ký đi vệ sinh, tiến sĩ Grafstein đề nghị. Trong đó ghi chú đầy đủ bạn uống bao nhiêu nước, uống loại đồ uống gì và khi nào. Bạn có uống nhiều nước vào tối? Nếu có, hãy thay đổi thói quen này bằng cách uống nhiều nước hơn vào ban ngày, uống ít nước khi gần đến giờ đi ngủ.
Màu sắc của nước tiểu có thực sự cho bạn biết có uống đủ nước?
Giống như tần suất đi tiểu, màu sắc của nước tiểu cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như loại thực phẩm bạn ăn và đồ uống. Tuy nhiên, nhìn chung màu sắc của nước tiểu cũng có thể là một dấu hiệu hữu ích giúp bạn biết mình có uống đủ nước, tiến sĩ Grafstein cho biết. Theo đó, nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc trắng trong.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?
Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?
