"Dịch bôi trơn" của loài ếch có thể chữa lành vết thương

Loại protein đặc biệt được sản sinh trong quá trình giao phối của loài ếch Tungara đã mở ra một hướng chữa trị vết thương mới trong giới y học.

Một nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Strathclyde (Anh) đã phát hiện ra một loại bọt đặc biệt chứa các phần tử protein, tồn tại ổn định, lâu dài trong quá trình giao phối của loài ếch Tungara (tên khoa học là Engystomops pustulosus).


Loại protein này cũng rất an toàn với tế bào của người.

Theo Gizmag, khi loài ếch Tungara giao phối và đẻ trứng, chúng đồng thời tiết ra một loại protein bảo vệ trứng khỏi những kẻ săn mồi, vi khuẩn xung quanh.

Tiến sỹ Paul Hoskisson dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết, loại protein đặc biệt này gần như tương thích với tế bào của con người. Nhờ vậy, các nhà khoa học có thể ứng dụng protein này để điều trị vết thương, đặc biệt là bỏng.

Tiến hành thử nghiệm, nhóm nghiên cứu phát hiện thấy protein trong bọt có khả năng hấp thụ thuốc và giải phóng chậm ra môi trường. Ngoài ra, loại protein này cũng rất an toàn với tế bào của người. Do đó, chúng có thể ứng dụng để điều chế thuốc chữa bỏng an toàn.


Cận cảnh loài ếch Tungara.

Cũng trong thử nghiệm, ếch Tungara có thể tạo bọt đều đặn từ 72 - 168 giờ liên tục. Thậm chí chúng cũng có thể giải phóng kháng sinh vancomycin trong 48 giờ, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh Staphylococcus aureus.

Tuy vậy lượng bọt thu thập được từ ếch Tungara thực tế rất ít. Các nhà nghiên cứu đang tìm cách tái tạo lại loại bọt này trong phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng hy vọng sẽ sớm tổng hợp loại bọt này trở thành một loại thuốc kháng sinh đặc trị mới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News