Dịch chuyển toàn bộ ký ức từ não người này sang người khác

Trong phim khoa học giả tưởng ra mắt hôm 10/7 tại Mỹ, một người đàn ông mắc bệnh ung thư đã khỏi bệnh nhờ chuyển toàn bộ suy nghĩ và ý thức sang một cơ thể khỏe mạnh. Trên thực tế, đây cũng là đề tài được các nhà khoa học thần kinh nghiên cứu.

  • Não người nhân tạo sẽ ra đời trong 10 năm tới
  • Bộ não con người cũng có thể bị hack?

Chuyển ký ức từ não người này sang người khác

Khoa học gần đây đạt được một số thành tựu trong việc hiểu và điều khiển não bộ như nghe, thậm chí thay đổi các hoạt động phức tạp trong não. Một phương pháp thăm dò não bằng ánh sáng cũng được phát triển, dùng để cấy ghép hoặc xóa ký ức chuột. Tuy nhiên, để có thể chuyển toàn bộ ý thức sang một cơ thể mới, còn rất nhiều vấn đề.

Thứ nhất, bộ não mỗi người là khác nhau. "Không chỉ đơn giản là truyền ký ức, mà phải chuyển cả tâm thức," Wolfgang Fink, nhà khoa học thần kinh và robot, đại học Arizona chia sẻ với Business Insider.

Mỗi người có một "phần cứng" thần kinh khác nhau, không thể đơn giản như copy dữ liệu từ máy tính này sang máy tính khác. Các nhà khoa học đã phát triển một hệ thống máy tính mô phỏng "phần cứng" của con người, gọi là mạng thần kinh nhân tạo. Hệ thống này có thể chuyển đổi qua lại giữa hai "phần cứng" khác nhau, giống như một người có hai nhân cách. Tuy nhiên, đây mới chỉ là mô phỏng trên máy tính, chưa có khả năng tái tạo trên con người.

Thứ hai, chưa thể cấy ghép ký ức trên người. Gần đây, với phương pháp optogenetics, các nhà khoa học đã có thể điều khiển hoạt động của não. Một loại virus vô hại (chứa ADN có trong tảo phát sáng) được cấy vào tế bào thần kinh não, kích hoạt não sản sinh ra một loại protein khiến tế bào não phản hồi với ánh sáng.

Dịch chuyển toàn bộ ký ức từ não người này sang người khác
Thí nghiệm cài ký ức vào não chuột đã thành công. (Ảnh: Flickr/Global Pandora)

Bằng cách chiếu tia laser vào tế bào, các nhà khoa học có thể tắt bật tế bào tùy ý. Các nhà khoa học Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) năm 2013 đã sử dụng phương pháp này để tạo ký ức giả cho chuột. Họ cho chuột vào buồng thí nghiệm, gây một cú sốc nhẹ ở chân, tạo ra ký ức sợ hãi trong vùng não hippocampus ở chuột.

Sau đó, họ đặt chúng vào chỗ mới. Chiếu tia sáng kích hoạt nơron thần kinh mã hóa ký ức sốc, khiến con chuột cảm giác nó đang bị sốc, cho dù chuyện đó không xảy ra.

Các nhà khoa học MIT tiến một bước nữa hồi tháng 6, thí nghiệm kích hoạt kỷ niệm hạnh phúc ở những con chuột bị trầm cảm. Lũ chuột trầm cảm mất cảm giác ngon miệng khi uống nước đường, hoặc đuôi lúc nào cũng rủ xuống buồn bã. Tuy nhiên, khi chiếu sáng vào tế bào thần kinh lưu trữ ký ức vui vẻ (như lúc chúng đang quan hệ với bạn tình), lũ chuột trầm cảm khỏi bệnh.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là cấy ghép các ký ức đơn giản, chuyển toàn bộ suy nghĩ và ký ức của một người sang bộ não khác lại là chuyện khác. Có một cách khác, thay vì truyền tâm trí sang bộ óc mới, người ta ghép đầu người sang cơ thể mới, Fink nói.

Bác sĩ giải phẫu thần kinh người Italy Sergio Canavero tuyên bố sẽ tiến hành ca ghép đầu người đầu tiên trên thế giới năm 2017. Trong khi Fink đánh giá, ca cấy ghép sẽ diễn ra đúng tiến độ, thì các nhà phê bình khác cho rằng, có nhiều trở ngại phải đối mặt.

Hệ thống miễn dịch của cơ thể mới có thể đào thải cái đầu, hoặc ngược lại, cái đầu từ chối cơ quan cấy ghép. Ngoài ra, tủy sống của bệnh nhân bị cắt đứt rất có thể khiến cơ thể sau khi ghép bị liệt.

Bác sĩ Canavero tin rằng mình có thể khắc phục được vấn đề này, bằng cách sử dụng một con dao rất sắc để cắt các dây thần kinh, sau khi ghép sang cơ thể mới các vết cắt này sẽ có khả năng phục hồi, tuy nhiên đây mới chỉ là lý thuyết. Trên thực tế, các nhà khoa học đã thử ghép đầu khỉ, nhưng con vật sau khi ghép chỉ sống được vài ngày.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News