Diện mạo sao Hỏa bất ngờ biến đổi hoàn toàn sau cơn bão bụi

Cơn bão bụi khổng lồ đang bao phủ toàn bộ bề mặt sao Hỏa khiến hình ảnh vệ tinh chụp về hành tinh Đỏ hoàn toàn bị thay đổi. Dự kiến cơn bão bụi này có thể kéo dài tới cuối tháng Chín.

Cứ 6-8 năm, bão bụi quy mô lớn lại xuất hiện và bao trùm toàn bộ bề mặt sao Hỏa. Và năm nay, tàu thăm dò sao Hỏa của NASA đã phát hiện thấy những sự thay đổi bất thường trên bề mặt sao Hỏa đúng theo chu kỳ trên.

Giới khoa học lần đầu chứng kiến những trận bão bụi quy mô nhỏ xảy ra từ cuối tháng 5/2018, nhưng tính đến ngày 20/6, bão bụi đã xâm chiếm toàn bộ hành tinh Đỏ.


Bề mặt sao Hỏa hiện tại gần như bị bao trùm bởi một màu nâu đất đặc quánh.

Trong ảnh vệ tinh mới nhất của NASA có thể thấy, bề mặt sao Hỏa hiện tại gần như bị bao trùm bởi một màu nâu đất đặc quánh. Như đã từng được phân tích, hiện tượng bão bụi trên bề mặt sao Hỏa có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới robot thăm dò Opportunity, bởi bụi sẽ che khuất và giảm khả năng tiếp nhận năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời.

Hiện các nhà khoa học đã cho robot thăm dò Opportunity chuyển sang trạng thái ngủ đông để bảo vệ pin. Theo dự đoán, trận bão bụi khủng khiếp này sẽ kéo dài tới ít nhất là hết tháng 9/2018.

Michael Smith, một nhà khoa học tại Trung tâm Vũ trụ Goddard của NASA cho biết: "Đây là một trong những sự kiện thời tiết lớn nhất mà chúng ta từng quan sát được trên sao Hỏa kể từ khi bắt đầu tìm hiểu vũ trụ vào những năm 1960".

Hiện Smith và các nhà khoa học khác đang cố gắng tìm hiểu cơ chế nào đã khiến các cơn bão bụi nhỏ lan rộng khắp cả hành tinh. Ngoài ra, họ cũng tìm cách ghi lại dữ liệu nhiệt độ không khí của sao Hỏa. Đây có thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sự thay đổi hướng gió, từ đó khuếch đại cơn bão bụi di chuyển xa hơn khắp bề mặt hành tinh.


Hình ảnh do tàu vũ trụ Mars Express của ESA ghi lại về những đám mây bụi đang di chuyển và dần lấp hết bề mặt đất trên sao Hỏa (bên phải).

Trong lúc này, mẫu robot thăm dò sao Hỏa Curiosity của NASA vẫn tiếp tục nhiệm vụ thu thập các mẫu đá và đang nghiên cứu cơn bão từ bề mặt sao Hỏa. Thêm vào đó, các tàu vũ trụ bay theo quỹ đạo sao Hỏa đang tích cực nghiên cứu bầu không khí của sao Hỏa từ độ cao hơn 100km so với bề mặt đất.

Những thay đổi mới nhất về hành tinh Đỏ sẽ liên tục được NASA cập nhật tới tất cả mọi người trên khắp thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cậu bé nhớ được kiếp trước của mình là người sao Hỏa

Cậu bé nhớ được kiếp trước của mình là người sao Hỏa

Những trường hợp trẻ em có thể nhớ được quá khứ của mình không còn hiếm. Và việc tranh luận về thuyết luân hồi đã không còn là chủ đề hấp dẫn ngay cả trong cộng đồng khoa học.

Đăng ngày: 17/01/2025
Độc đáo ảnh robot NASA

Độc đáo ảnh robot NASA "tự sướng" trên… sao Hỏa

Qua những hình ảnh mới nhất, chúng ta có thể thấy Mars Curiosity rover đang lang thang trên một hoang mạc với những dãy núi đá hùng vĩ phía xa.

Đăng ngày: 28/03/2020
Vì sao hoàng hôn trên sao Hoả có màu xanh?

Vì sao hoàng hôn trên sao Hoả có màu xanh?

Không ít người thắc mắc vì sao sao Hoả được mệnh danh là hành tinh đỏ nhưng lại có hoàng hôn màu xanh dương lạ mắt.

Đăng ngày: 08/01/2020
Vật thể lạ như bẹ lá xanh trên sao Hỏa gây sửng sốt

Vật thể lạ như bẹ lá xanh trên sao Hỏa gây sửng sốt

Vào ngày 12/7/2018, thiết bị vệ tinh StreetCap 1 của Youtube có dịp khám sát qua một bề mặt bằng phẳng sao Hỏa phát hiện nhiều khối vật thể lạ.

Đăng ngày: 24/07/2018
NASA công bố hình ảnh bất ngờ về

NASA công bố hình ảnh bất ngờ về "nhện khổng lồ" trên sao Hỏa

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA vừa công bố hình ảnh hiện tượng bất thường trên bề mặt sao Hỏa, trông giống như con nhện khổng lồ.

Đăng ngày: 16/07/2018
NASA có thể đã phát hiện và vô tình phá hủy bằng chứng về chất hữu cơ trên sao Hỏa?

NASA có thể đã phát hiện và vô tình phá hủy bằng chứng về chất hữu cơ trên sao Hỏa?

Gần đây, NASA gây ra một sự hỗn loạn khi thông báo rằng xe tự hành Curiosity phát hiện ra các phân tử hữu cơ - tạo nên cuộc sống như chúng ta biết - trên sao Hỏa.

Đăng ngày: 16/07/2018
Những

Những "đụn cát ma quái" trên sao Hỏa tiết lộ gì về sự sống?

Những lỗ sâu này đánh dấu vị trí các đụn cát lớn được vun lên cao hàng trăm bộ (feet) so với bề mặt từ hàng tỉ năm về trước.

Đăng ngày: 13/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News