Robot NASA chống chọi bão bụi rộng bằng Bắc Mỹ trên sao Hỏa

Cơn bão bụi khổng lồ "nuốt chửng" robot Opportunity của NASA, khiến thiết bị gần như tê liệt hoàn toàn.

Robot thăm dò sao Hỏa Opportunity của NASA chuyển sang chế độ giảm tối đa hoạt động khi bị bao phủ bởi cơn bão bụi che khuất Mặt Trời, New Atlas hôm qua đưa tin. Cơn bão mạnh hơn nhiều so với dự đoán ban đầu, ngăn tấm quang năng sạc đầy bộ pin ở thiết bị thăm dò, nhưng ban điều khiển phi vụ cho biết các kỹ sư NASA thu được một tín hiệu từ Opportunity vào sáng hôm 10/6.

Một trong những đặc điểm khác thường của sao Hỏa là hành tinh có xu hướng hình thành những cơn bão bụi có kích thước khó tin. Khi tàu vũ trụ bay quanh quỹ đạo Mariner 9 của NASA tới sao Hỏa năm 1971, cơn bão bụi hoành hành lúc đó lớn tới mức bao phủ toàn bộ hành tinh và che hết ánh sáng Mặt Trời suốt hai tháng.

Robot NASA chống chọi bão bụi rộng bằng Bắc Mỹ trên sao Hỏa
Chấm xanh trong vòng tròn là vị trí của robot Opportunity trong cơn bão bụi. (Ảnh: NASA).

Khác với robot thăm dò Curiosity vận hành bằng năng lượng hạt nhân, Opportunity dựa vào tấm quang năng để sạc đầy pin. Nếu tấm quang năng không nhận đủ ánh sáng Mặt Trời, bộ pin sẽ cạn kiệt và robot thăm dò không thể chạy thiết bị sưởi. Do đêm trên sao Hỏa có thể lạnh tới -143°C, các hệ thống của Opportunity sẽ đóng băng và không bao giờ có thể khởi động lại nữa. Điều tương tự nhiều khả năng từng xảy ra với robot Spirit vào năm 2010.

Theo NASA, cơn bão hiện nay được phát hiện bởi tàu quay quanh quỹ đạo Mars Reconnaissance (MRO) hôm 1/6. Bão bụi bao phủ khu vực rộng 18 triệu km², tương đương diện tích Bắc Mỹ, bao gồm vị trí Opportunity đang đỗ ở thung lũng Perseverance. Ban điều khiển phi vụ lo ngại bão bụi trong không khí có thể làm tăng độ mờ đục tới mức các tấm quang năng không nhận đủ ánh sáng. Do đó, robot thăm dò được lệnh tạm dừng mọi hoạt động khoa học và tập trung năng lượng pin vào vận hành máy sưởi và máy viễn trắc.

Tuy nhiên, cơn bão trở nên dữ dội hơn dự đoán. Cơn bão tương tự mà Opportunity từng gặp phải năm 2007 có độ mờ đục là 5,5 tau, trong khi cơn bão hiện tại ở mức 10.8 tau. Dù vậy, ban kiểm soát phi vụ có thể sử dụng Mạng Vũ trụ Sâu (Deep Space Network - DSN) để thiết lập liên lạc vào sáng hôm 10/6, chứng tỏ robot thăm dò vẫn đang vận hành.

Một lợi ích của bão bụi là vai trò cách nhiệt, giữ nhiệt độ trong khí quyển, từ đó hạn chế những biến động của nhiệt độ cực hạn trên bề mặt sao Hỏa. Thiết bị trên tàu chỉ ra nhiệt độ của robot thăm dò là -29° C theo dữ liệu truyền về gần đây nhất, giảm cạn pin trong khi hệ thống tự sản sinh nhiệt để giữ ấm cho robot thăm dò.

Opportunity được phóng vào vũ trụ ngày 7/7/2003 trên tên lửa Delta II từ Trạm Không quân Cape Canaveral ở Florida, Mỹ. Thiết bị nặng 185 kg do Boeing chế tạo còn có tên Mars Exploration Rover-B (MER-B), hạ cánh xuống khu vực Meridiani Planum của sao Hỏa ngày 25/1/2004, ba tuần sau robot Spirit (MER-A). Dù chỉ được thiết kế để vận hành 90 ngày, Opportunity vẫn tiếp tục khám phá hành tinh đỏ trong hơn 15 năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Chuyện ấy" trên sao Hỏa sẽ nguy hiểm, nhưng có thể tạo ra phân loài mới của con người

Trong một nghiên cứu mới nhất được đăng trên tạp chí Futures, một nhóm các nhà khoa học quốc tế xem xét những thách thức của sự sinh sản trên bề mặt sao Hỏa.

Đăng ngày: 01/06/2018
Con người trên sao Hỏa sẽ trông như thế nào?

Con người trên sao Hỏa sẽ trông như thế nào?

Khi nói tới việc tìm một hành tinh mới để sinh sống thì sao Hỏa chính là lựa chọn tốt nhất cho nhân loại.

Đăng ngày: 28/05/2018
Con người cần sửa đổi ADN nếu muốn mang thai trên sao Hỏa

Con người cần sửa đổi ADN nếu muốn mang thai trên sao Hỏa

Mang thai khi ở trên Trái Đất là điều hoàn toàn bình thường, dù không phải lúc nào cũng vui (bởi những cơn nghén, phù chân...). Nhưng còn mang thai khi ở trên sao Hỏa thì sao?

Đăng ngày: 22/05/2018
NASA có kế hoạch đưa máy bay không người lái lên sao Hỏa

NASA có kế hoạch đưa máy bay không người lái lên sao Hỏa

Ngày 11/5 thông báo kế hoạch đưa chiếc máy bay trực thăng không người lái phiên bản thu nhỏ đầu tiên "The Mars Helicopter" lên sao Hỏa vào năm 2020 để giúp các nhà khoa học nghiên cứu sao Hỏa.

Đăng ngày: 15/05/2018
Cận cảnh miệng núi lửa rộng hơn 100km trên sao Hỏa

Cận cảnh miệng núi lửa rộng hơn 100km trên sao Hỏa

Miệng núi lửa được đặt theo tên nhà vật lý và khoa học hành tinh người Đức Gerhard Neukum, nằm trong khu vực gọi là Noachis Terra.

Đăng ngày: 12/05/2018
NASA phóng tàu thăm dò nghiên cứu về động đất trên sao Hỏa

NASA phóng tàu thăm dò nghiên cứu về động đất trên sao Hỏa

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 5/5 đã phóng tàu thăm dò mang tên InSight trị giá tới 993 triệu USD để nghiên cứu về các trận động đất trên sao Hỏa.

Đăng ngày: 06/05/2018
Tiết lộ ít biết về kế hoạch khám phá băng trên sao Hỏa

Tiết lộ ít biết về kế hoạch khám phá băng trên sao Hỏa

Hệ thống radar mới sẽ gửi xung vô tuyến tần số thấp trên bề mặt sao Hỏa và ghi lại dữ liệu sau đó trả về tàu vũ trụ Mars Express.

Đăng ngày: 06/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News