Điện thoại cầm tay ảnh hưởng đến trí nhớ

Liệu bức xạ từ điện thoại cầm tay có ảnh hưởng đến trí nhớ? Câu trả lời là có – ít nhất là trong những thí nghiệm trên chuột do Khoa giải phẫu thần kinh thuộc Đại học Lund, Thụy Điển thự hiện. Henrietta Nittby nghiên cứu chuột tiếp xúc với bức xạ của điện thoại cầm tay 2 tiếng một tuần trong hơn 1 năm. Những con chuột này có kết quả kiểm tra trí nhớ thấp hơn so với những con chuột thông thường.

Kiểm tra trí nhớ bao gồm thả những con chuột vào một hộp bên trong chứa 4 vật thể. Quá trình này lặp lại và những vật thể cũng như vị trí sắp xếp của chúng trong 2 lần là khác nhau.

Lần thứ 3 là là lần kiếm tra thực sự. Những con chuột được cho tiếp xúc với 2 vật thể từ lần thứ nhất và 2 vật thể từ lần thứ hai. Những con chuột thông thường sử dụng nhiều thời gian với những vật thể từ lần thứ nhất hơn, vì chúng chưa tiếp xúc với những vật này trong thời gian lâu hơn.

Ngược lại, những con chuột thí nghiệm thể hiện ít khác biệt trong sự quan tâm đến các vật thể.
Henrietta Nittby cùng giáo sư Leif Salford, nhận định rằng kết quả này liên quan đến phát hiện trước đó của nhóm nghiên cứu: bức xạ sóng ngắn từ điện thoại cầm tay có thể ảnh hưởng đến hàng rào máu não. Đây là hệ thống bảo vệ não bằng cách ngăn chặn những chất lưu thông trong máu xâm nhập vào mô não và gây thương tổn đến tế bào thần kinh. Leif Salford cùng các đồng nghiệp cũng phát hiện rằng anbumin, một protein có chức năng như phân tử chuyên chở trong máu, lọt vào bên trong mô não khi những con chuột thí nghiệm được cho tiếp xúc với bức xạ của điện thoại cầm tay.

 

Liệu bức xạ từ điện thoại cầm tay có ảnh hưởng đến trí nhớ? (Ảnh: iStockphoto/Karen Town)

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện rằng một số thương tổn thần kinh dưới dạng những tế bào thần kinh bị thương tổn trong võ não và mã ngư, trung tâm trí nhớ của não. Sự xâm nhập của anbumin xuất hiện trực tiếp ngay sau khi tiếp xúc với bức xạ, trong khi thương tổn thần kinh xuất hiện sau 4 đến 8 tuần. Thêm vào đó, họ phát hiện thấy sự khác biệt trong hoạt động của một số lượng lớn gen, không phải từng gen đơn lẻ mà những nhóm gen có chức năng liên quan.

Henrietta Nittby cho biết: “Chúng ta đã thấy những hiện tượng xảy ra trong não của chuột thí nghiệm sau khí tiếp xúc với bức xạ của điện thoại cầm tay. Bước tiếp theo là tìm hiểu tại sao chúng xảy ra”.

Bà cũng sử dụng điện thoại cầm tay, nhưng không bao giờ đưa lên tai để nghe mà sử thay vào đó sử dụng thiết bị thoại rảnh tay.

Từ khóa liên quan:

Điện thoại

cầm tay

trí nhớ

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Nếu lỡ lạc đường trong đêm tối thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%

Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%

Có những sự thật về những vụ tai nạn máy bay mà bạn chưa biết.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Liệu bạn có thể vượt qua trở ngại thách đố những trí tuệ siêu việt nhất của nhân loại qua gần 3 thế kỷ hay không?

Đăng ngày: 04/04/2025
Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Sự thật

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá

Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Đăng ngày: 03/04/2025
Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News