Điện thoại di động kiểm tra ô nhiễm không khí
Thay vì sử dụng điện thoại để chụp ảnh bạn bè, người dân bang California, nước Mỹ còn dùng nó để kiểm tra mức độ ô nhiễm không khí, tại nơi làm việc và nhà của họ.
Ô nhiễm không khí. (Ảnh minh họa)
Công nghệ này được thực hiện bằng cách tạo ra những bộ lọc tròn đơn giản có thể hấp thụ muội đen trong không khí, ở những nơi cần được đo mức độ ô nhiễm.
Theo Livescience, người muốn đo mức độ ô nhiễm chỉ cần sử dụng điện thoại di động chụp hình ảnh độ ô nhiễm được ghi lại trên bộ lọc, gửi email hoặc tin nhắn đến hệ thống trung tâm và sẽ nhận được thông tin phản hồi về mức độ phơi nhiễm của bản thân.
Muội đen hay còn được gọi là carbon đen gây tác động xấu đến sự thay đổi khí hậu. Nó phát sinh từ khói bếp và khói thải của động cơ diesel, có khả năng gây các bệnh về đường hô hấp và các vấn đề về phổi. Nó đã khiến khoảng 1,5 triệu người chết mỗi năm, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo.
Chương trình này do tổ chức chính phủ Nexleaf Analytics triển khai. Trước đây, tổ chức này đã triển khai đặt bộ lọc muội đen phát xuất từ khói bếp tại 500 hộ ở Ấn Độ trong dự án Surya do Liên Hiệp Quốc bảo trợ. Dự án đã thành công và được nhân rộng tại 10.000 hộ gia đình.
Ý định của Nexleaf là chọn giải pháp công nghệ phù hợp để các loại điện thoại rẻ tiền có thể sử dụng được. Nếu Nexleaf nhận được tài trợ, chương trình này sẽ được triển khai tại một số nơi ở California như trạm xe buýt, trường học, nơi vui chơi giải trí.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
